This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Đi thăm phố nướng ở Sapa

Du khách đến với Sa Pa không chỉ được du ngoạn những danh lam thắng cảnh mà còn thưởng thức những loại rau non mướt hay uống rượu Bắc Hà, San Lùng cay nồng, thơm tê đầu lưỡi. Sa Pa còn một thú vui ẩm thực không kém phần hấp dẫn, đó là dãy phố chuyên bán những đồ nướng và nó chỉ xuất hiện khi màn đêm bắt đầu che phủ thị trấn.

Nằm trên con phố Hàm Rồng, trước cổng khách sạn Công Ðoàn bề thế, bên sườn của nhà thờ đá cổ kính, chỉ có một đoạn ngắn chừng hơn 100 mét mà dễ có tới gần 30 quán hàng. Ðiều thú vị là các món ăn được bày bán tại đây đều là các món nướng, trở thành phố nướng Sa Pa.
Khu phố bán đồ nướng ở Sapa
Từ những mẹt hàng ngô, khoai, sắn nướng nằm rải rác trên đường, trong thời gian ngắn, hàng loạt những quầy hàng được mọc lên. Chẳng biết phố nướng được hình thành có phải do nhu cầu, sở thích của du khách trong những đêm se lạnh.
Có rất nhiều loại đồ nướng trong phố
Hàng chục quầy hàng bán thịt chen cùng ngô, khoai, sắn, chỉ cần một cái thúng và một cái bếp than, vài ba cái ghế nhựa con là đã có nơi thưởng thức món ăn nướng. Còn nữa, trứng gà, vịt nướng, lòng mề lợn cũng thành món nướng. Chim nướng, gà nướng, bánh dày nướng, đậu phụ nhự nướng... Có tới hàng trăm món nướng mà trong vòng một tuần ở đây cũng chưa thưởng thức hết được. Mỗi một món ăn đều có cách tẩm và pha chế gia vị riêng mà ăn nhiều món cùng một lúc bạn không có cảm giác trùng lặp và chán ngán. Thí dụ như món đậu phụ nhự, người ta đem ngâm đậu cho tới khi đậu lên mùi chua nồng. Ai nếu chưa quen sẽ không dễ dàng chấp nhận mùi hương của nó, nhưng cứ thử một lần xem, bạn sẽ mê ngay bởi sự hấp dẫn ở hương vị bùi bùi của đậu tương, ngầy ngậy béo béo nóng ngoài, mát trong của viên đậu phụ nhự. Món bánh dầy nướng được ướp gia vị cùng với ruốc sẽ được nướng khi nào vỏ của bánh vàng ruộm, thơm nức mùi gạo nếp sẽ được gắp ra đĩa chờ bạn thưởng thức.
Từ những loại như Ngô , Khoai Sắn...
Thông thường ở dưới xuôi, mọi người chỉ quen ăn trứng luộc rán, ốp la chứ ít ăn trứng nướng. Quả trứng nướng có hương vị thơm bùi của lòng đỏ, cũng rất lạ khẩu vị. Trứng nướng được do tài nghệ của người bán hàng, bởi nếu không biết cách nướng, quả trứng sẽ vỡ ra.
Những bắp ngô Sa Pa nhỏ nhưng mềm ngọt, dẻo cũng được đưa lên làm đồ nướng. Hương vị ngọt ngào của tấm mía tím nướng gợi lại ký ức của tuổi thơ tôi vào những ngày đông lạnh giá, mẹ thường nướng mía trên bếp than đến khi thơm phức mới cời ra tiện từng khẩu nhỏ. Cho mãi tới tận bây giờ, tôi mới cảm nhận được hết sự ngọt ngào lạ kỳ của tấm mía nướng đến thế.
... Cho đến những loại thịt thú rừng
Nhưng phải nói, trong các món ăn, thì lợn cắp nách được khách hàng "yêu" nhất. Thịt lợn cắp nách có thể luộc, quay, nướng... ăn ngon như thịt lợn sữa. Lợn cắp nách là loại lợn thả rông nên chỉ nhỏ con, nhưng thịt ngon, ngậy, ngọt. Ðồng bào dân tộc thiểu số nuôi một thời gian, rồi "cắp nách" mang đi chợ bán.
Khói của các món đồ ăn bốc lên quyện với làn sương càng làm cho không gian ban đêm huyền ảo dọc cả dãy phố. Càng khuya, phố nướng càng đông khách. Tây có, ta có, không ít đồng bào dân tộc thiểu số cũng sà vào ăn. Mỗi món đồ nướng rẻ thì 1.000 đồng đắt cũng chỉ 5.000 đồng. Người có tiền thì trả tiền, nếu không thì trả bằng hiện vật, trả bằng đô, không sao.
Thậm chí đồng bào dân tộc, ăn xong đứng lên giơ chai rượu mầm thóc tự nấu đổi cho người bán cũng xong. Mỗi một quầy hàng chỉ thắp đủ một bóng điện có công suất nhỏ, vì nếu sáng quá lại mất thi vị. Khách ngồi sát bên nhau cùng thưởng thức hương vị các món nướng nơi đây.

Kì vỹ thác Dray Nur

Khi đến với thành phố cao nguyên Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, du khách yêu thích khám phá thiên nhiên không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thơ mộng và bí ẩn của ngọn thác hùng vĩ nhất Tây Nguyên: thác Day Nur.

Cách Tp. Buôn Mê Thuột khoảng 30 km theo hướng về Tp. Hồ Chí Minh, thác Dray Nur có chiều dài 250m, nối liền địa bàn hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Từ độ cao hơn 30m, dòng thác nghiêng mình đổ xuống sông sâu, tạo nên một bức tranh thiên nhiên huyền diệu. Bên vách đá sừng sững, thác nước reo vang, làm lan tỏa một vùng không gian rộng lớn âm thành dào dạt, trầm hùng. Nhìn từ xa, thác Dray Nur như một bức tường nước khổng lồ, muôn ngàn sợi nước trắng xóa quấn quít, đan xen, lung linh, huyền ảo. Giữa đại ngàn kì vĩ, trùng điệp núi non, thác Dray Nur quyến rũ con người bởi vẻ đẹp tươi tắn, trong lành và những huyền thoại, truyền thuyết về sự ra đời của thác.
Thác Dray Nur lung linh, thơ mộng.
Dòng Sêrêpôk nơi đầu thác Dray Nur.
Chuyện kể rằng: xa xưa, tại nơi này, dòng sông Sêrêpốk chỉ một dòng chảy quanh co giữa đại ngàn xanh biếc. Hồi ấy, có một chàng trai buôn Kuốp đem lòng yêu tha thiết một cô gái bên kia sông. Nhưng vì họ là con của hai dòng tộc có mối hiềm khích lâu đời nên tình yêu của họ không được chấp nhận. Đau khổ vì tình yêu vô vọng, trong một đêm trăng, đôi trai gái cùng nhau gieo mình xuống dòng sông để mong được bên nhau mãi mãi. Đêm đó, trời đất bỗng tối sầm, dông bão nổi lên, nước sông sục sôi, cuồn cuộn, rừng núi thét gào. Sáng hôm sau, người ta thấy sông Sêrêpốk tách thành hai dòng, chia hai ngả, chia cắt đường qua lại giữa hai dòng họ, hai buôn làng. Hai nhánh sông ấy mang hai cái tên là sông Krông Ana (sông Cái) sinh ra ngọn thác Dray Nur (còn được gọi là thác Vợ), và sông Krông Nô (sông Đực) sinh ra thác Dray Sáp (còn được gọi là thác Chồng).

Một truyền thuyết khác lại kể rằng, thác Dray Nur và Dray Sáp là hai người anh em song sinh. Khi Mẹ Đất chuyển dạ, tại phía thượng nguồn, người anh Dray Nur ra đời trước, được nhận những đức tính hiền hòa của người mẹ nên quanh năm reo chảy êm đềm. Còn ở phía hạ nguồn, người em Dray Sáp ra đời sau thừa hưởng sự hùng dũng của người cha nên đổ dòng ầm ào, cuồn cuộn quanh năm suốt tháng.

Về tên thác, người già ở buôn Kuốp, buôn sống cạnh dòng thác từ ngàn đời nay, thường truyền nhau câu chuyện rằng, ngày xửa, ngày xưa, vua Thủy Tề có người con trai là hoàng tử Nur khôi ngô, tuấn tú, rất thích chu du ngắm cảnh. Trong một lần lên trần gian, hoàng tử gặp hai nàng công chúa xinh đẹp. Do cuộc chiến tranh giữa các bộ tộc, khi vua cha qua đời, hai công chúa bị bỏ rơi, nghèo khổ, ngày ngày, họ phải đào củ mài ăn để sống. Hoàng tử Nur đã giúp đỡ họ nên được hai công chúa đem lòng yêu thương và họ chung sống cùng nhau. Dù vậy, khi nhớ vua cha, hoàng tử Nur lại quay về. Khi chia tay, chàng hóa thành một con dúi vàng trở về hang đá bên trong thác. Sau đó, vì nhớ da diết hai công chúa, hoàng tử lại rời vua cha lên trần gian với vợ. Theo tiếng Êđê, Dray có nghĩa là thác, Nur là con dúi, nên từ đó, ngọn thác nơi hoàng tử hóa thân mang tên là Dray Nur.

Những du khách thích mạo hiểm thường tìm cách lách người qua vách đá cạnh dòng thác đổ để vào khoảng không gian mờ ảo bên trong rộng hàng ngàn m2, nơi xưa kia hoàng tử Nur hóa thân để cảm nhận làn hơi nước mát lạnh lan tỏa, hay giang tay nhảy từ chiếc cầu nhỏ vào vùng nước trong xanh dưới chân ngọn thác. Từ thác Dray Nur, du khách yêu thiên nhiên có thể lang thang theo những con đường mòn trong rừng nguyên sinh ngắm những gốc cây đại thụ hàng ngàn năm tuổi, rễ của chúng ôm chặt những tảng đá lớn, hoặc khám phá những hang động kì thú, hay đợi hoàng hôn buông xuống để ngắm đàn dơi hàng ngàn con bay vào hang trú ẩn.

Cây cầu treo nối liền phia bờ thác
Dray Nur cũng níu giữ, lôi kéo bước chân du khách đến với cuộc sống thuần phác tại các buôn Kuốp, buôn Nui, buôn Tua của đồng bào Êđê sinh sống gần thác. Đến đây, du khách sẽ được xem giã gạo chày đôi, ngắm những chiếc váy thổ cẩm được dệt tinh xảo và những dụng cụ săn bắt độc đáo của người Êđê, cùng uống chút rượu cần, thưởng thức những món ngon của người địa phương.
Trẻ em tắm thác Dray Nur
Cũng từ thác Dray Nur, du khách có thể dễ dàng vượt sông để đến chiêm ngưỡng thác Dray Sáp và thác Gia Long, những ngọn thác kì vĩ và đẹp bậc nhất Tây Nguyên./.

Đảo Pangkor yên tĩnh và thanh bình

Những ngôi nhà gỗ màu nâu đỏ nép mình bên vách núi sát bờ biển, chú chim mỏ dài lững thững tìm thức ăn trên bãi cát, từng cơn gió nhẹ thổi mát làn da... Sáng sớm ở đảo Pangkor (Malaysia) thật yên bình.
Nằm cách thủ đô Kuala Lumpur về phía Đông Nam khoảng 4 giờ đồng hồ di chuyển bằng ô tô, đảo Pangkor mở ra một không gian nhẹ nhàng, thanh mát cho du khách khi vừa rời khỏi các tòa nhà cao tầng của thủ đô. Đến Pangkor là tìm về thiên nhiên bởi nơi đây, cả rừng, biển và con người như hòa quyện vào nhau làm một.

Cái cảm giác về sự thanh bình đó hình thành ngay từ chặng đường di chuyển từ thủ đô về đảo. Du khách được mãn nhãn với những đồi cây dầu cọ xanh mướt nối tiếp nhau. Dưới chân mỗi cây cọ lấy dầu đặc trưng của vùng đất này là những bụi sôcôla được người dân tận dụng ươm ngay phía dưới. Thoạt nhìn trông như những lùm cây cỏ khô bao quanh gốc cọ. Nếu không được người dân bản xứ tiết lộ thì khó ai biết, đó là loại cây sản ra hàng loạt thứ kẹo ưa thích của trẻ nhỏ.

Cái mùi ngai ngái mặn, tanh nồng của biển theo gió đưa tới, một thị trấn nhỏ trên bến cảng Jetty Wing hiện ra trước mắt. Đây là nơi để du khách bắt tàu ra đảo. Trong thời gian đợi tàu, anh hướng dẫn tinh ý nhắc nhở mọi người tranh thủ mua vài thứ đồ cần thiết trước khi ra đảo, bởi ngoài đó cái gì cũng đắt đỏ.

Đặt chân lên đảo khi trời xế chiều. Cảm giác say sóng khi phải lênh đênh trên sóng biển sau khoảng nửa giờ đồng hồ lập tức bị thay thế bởi sự thư thái, nhẹ nhàng có được từ ánh chiều vàng loang trên mặt biển. Không gian bao la được bao trùm bởi sự im ắng gần như tuyệt đối. Sự yên tĩnh và khí trời mát mẻ, trong lành dễ dàng đưa mọi người vào giấc ngủ đầu tiên trên đảo.

Buổi sáng, mở mắt với tiếng sóng vỗ nhẹ, mặt biển mờ mờ hơi sương. Từ hiên nhà có thể nhìn thấy người tản bộ dọc theo bãi cát trắng trải dài, hay xa hơn là những chiếc thuyền neo ngoài khơi, lắc lư nhẹ nhàng. Sự tươi mới của thời khắc đầu ngày hứa hẹn một chuyến tham quan đảo thú vị.

Du khách tham quan đảo bằng ca nô. Một người đàn ông gốc Hoa, có mái tóc dài da đen sạm giữ "chức" Chúa đảo Rùa (một hòn đảo nhỏ của Pangkor) làm hướng dẫn viên nên ông chọn ngay "vương quốc" của mình để giới thiệu đầu tiên. Gọi là đảo Rùa vì nơi đây có hằng hà sa số những đụn cát nhô lên lõm xuống, chính là nơi rùa biển lên làm tổ đẻ trứng.

Đối diện với đảo Rùa là đảo San hô, nơi có nhiều tảng đá lớn trồi lên khỏi mặt biển, là nơi để những ai ưa khám phá được dịp đeo kính lặn, thả sức ngắm san hô dưới đáy biển. Ai không lặn sẽ tìm được sự thích thú khi ngồi trên thuyền thả bánh mì cho cá ăn. Chỉ cần một mẩu nhỏ cũng thu hút hàng trăm con cá háu mồi vây lại.
Đảo san hô pangkor
Nhưng tiết mục câu cá được chờ đợi nhất diễn ra sau đó, khi chúa đảo Rùa lái canô đưa du khách đi một vòng quanh các đảo nhỏ khác và dừng lại ở giữa biển, nơi có những ngôi nhà đang xây dang dở trên các cột bê tông to lớn cắm chênh vênh. Mỗi du khách được phát một cái lưỡi câu và hăm hở thả xuống hai bên mạn thuyền. Sự im lặng kiên nhẫn chờ đợi cuối cùng cũng bị phá vỡ khi một vị khách cười phá lên sung sướng. Chú cá đầu tiên được nhấc lên khỏi mặt nước.
Du khách tham gia những trò chơi bãi biển tại Pangkor
Không giống với câu cá ở sông hay ao hồ, việc câu cá ở biển có vẻ khó khăn hơn nhiều. Do chưa có kinh nghiệm, nhiều vị khách thả mồi sát đáy biển khiến những chiếc lưỡi câu bị mắc vào các tảng đá nặng đến nỗi đứt cả sợi cước. Có khi lại nhấc lên cả những nhánh san hô to như chiếc sừng hươu. Sự khó khăn càng khiến mọi người bị chinh phục, đến nỗi khi trời đổ mưa, những con gió lạnh buốt kéo tới nhưng mọi người cũng bỏ mặc.

Sẽ thật là thiếu sót nếu đi biển mà không tận hưởng hết cảm giác thư thái khi được ngâm mình, nô đùa dưới làn nước trong xanh bên bờ cát vàng sạch sẽ, thưởng thức các món hải sản nướng ngay trên bãi biển. Các bữa ăn trên đảo luôn được những người dân ở đây chuẩn bị sẵn. Thức ăn trở nên ngon lành hơn khi thưởng thức một cách hoang dã bằng tay. Trong số đó có cả những thành quả từ chuyến đi câu vừa qua.
Loài chim hornbill mỏ dài có chiếc mỏ sừng dài biểu tượng của Pangkor Island Beach
Cảnh sắc thiên nhiên hoang dã, trong lành khiến nhiều du khách lưu luyến không muốn rời khỏi nơi đây khi kết thúc hành trình.

Phút lãng mạn khó quên cùng Kota Kinabalu

Có thể nói phần lãnh thổ phía đông của Malaysia là một khu bảo tồn thiên nhiên rộng lớn. Nơi đó có những bãi biển hoang sơ, những cánh rừng bạt ngàn vô số hang động kỳ bí… nhưng ở Kota Kinabalu thì lại khác, vẻ đẹp hiện đại của một đô thị chốn xa xăm ẩn hiện thu hút bao du khách.

Nhắc đến phần phía đông lãnh thổ Malaysia, thì Kota Kinabalu là một thành phố ngọc của toàn vùng này. Nơi có những bãi biển cát trắng, có làn nước trong xanh, có những rạn san hô lấp lánh đủ sắc và rong ruỗi cùng những đàn cá trong tiết trời nắng ấm của xứ nhiệt đới này.
Biển Kota Kinabalu với những đàn cáđầy màu sắc
Những bãi biển xanh ngắt...
.. và cát trắng mịn 
Cảnh sắc nơi đây như được thiên nhiên ưu đãi trở nên đẹp hơn, quyến rũ hơn nhất là khi được bàn tay của con người tuyệt tác nên những nét đẹp khó quên ấy. Những khu nghỉ dưỡng cao cấp, những nhà hàng sang trọng hay chỉ thoáng qua chút mộng mơ, lãng mạn của những chiếc cầu cảng bằng gỗ duyên dáng nơi bến bờ nào đấy ở Kota Kinabalu.
Những khu nghỉ dưỡng tuyệt đẹp...
 
...Với bãi biển đẹp thơ mộng 
Đến với Kota Kinabalu là nghỉ dưỡng, là tìm về trốn xa xăm nào đấy của cõi lòng. Không gian thoáng đãng, nhẹ nhàng dưới làn dừa rì rào trong gió, ánh nắng của miền nhiệt đới như thể đang sưởi ấm cho những ai đang lạnh lẽo nơi cõi lòng. Gió biển thổi vi vu trong gió, mặt hồ nước lăn tăn rì rào cùng nhịp điệu của sóng biển, hãy thư giãn, hãy để cho nhịp sống chậm lại nơi ghế bố dựa này bạn nhé.
Nên thơ, hữu tình, cảnh sắc như bức họa của con người. Ở Kota Kinabalu đón bình minh hay đón hoàng hôn là cảnh sắc tuyệt vời mà bất ai đến đây cũng phải làm. Ánh nắng dịu của ban chiều hay sức sống của ban mai sẽ làm cho bạn thoát thai một ngày mệt mỏi của cuộc sống hay mảy may tìm về một năng lực mới cho ngày mới được tiếp diễn. Như từ bao giờ mặt biển trở nên thanh vắng, nhẹ nhàng để ánh chiều tà buông dần nơi xa tít…hay đón nhận tia sáng của bình minh tràn trề sinh lực… đó là một Kota Kinabalu của trần gian.
hoàng hôn trên biển Kota Kinabalu ...
... Bình minh 

quyến rũ Hokkaido mùa hoa Lavender

Sở hữu vẻ đẹp lãng mạn cùng những cánh đồng Lavender bạt ngàn, từ lâu, Hokkaido - hòn đảo lớn thứ hai của Nhật Bản đã trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu dành cho những ai có ý định du lịch đến xứ sở mặt trời mọc.

Sở hữu vẻ đẹp lãng mạn cùng những cánh đồng Lavender bạt ngàn, từ lâu, Hokkaido - hòn đảo lớn thứ hai của Nhật Bản đã trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu dành cho những ai có ý định du lịch đến xứ sở mặt trời mọc.

Hàng năm, nơi này chào đón rất nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới. Vào dịp hè, lượng du khách đổ về Hokkaido đặc biệt nhiều hơn. Nguyên nhân bởi vì đây chính là thời điểm hoa Lavender nở rộ.
 
Những cánh đồng Lavender tím ngắt
Được biết, những cánh đồng Lavender xuất hiện ở Hokkaido từ hơn nửa thế kỷ trước. Lúc bấy giờ, người dân địa phương chủ yếu lấy hoa để tạo thành những sản phẩm khác. Tuy nhiên, vào những năm 60, 70 thì giá thành các sản phẩm này giảm dần.
Do biết rằng không thể sinh tồn bằng việc bán các mặt hàng từ hoa nên người dân đã quyết định chuyển hướng sang làm du lịch. Họ mở rộng quy mô của những cánh đồng Lavender với hi vọng đây sẽ là điểm thu hút du khách. Cuối cùng, họ đã thành công.
 
Xe bus với đầu máy kéo chở du khách qua các cánh đồng của nông trang

Du khách thoải mái trên các chuyến xe ngắm hoa

Hiện nay, Lavender đã trở thành một trong những biểu tượng của hòn đảo Hokkaido. Mỗi dịp hè đến, hàng triệu khách du lịch từ khắp nơi tìm về đây để chiêm ngưỡng những cánh đồng hoa rực tím. Theo tiết lộ của dân địa phương, Lavender bắt đầu chớm nở vào tháng 6 nhưng đến giữa tháng 7, đầu tháng 8 mới là thời điểm hoa nở đẹp nhất.
Lavender bắt đầu chớm nở vào tháng 6 nhưng đến giữa tháng 7,
đầu tháng 8 mới là thời điểm hoa nở đẹp nhất
Khắp khu vực Furano ở Hokkaido có rất nhiều cánh đồng Lavender với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, Tomita được đánh giá là nông trang đẹp nhất. Các loài Lavender mọc bao phủ cả triền đồi. Đứng từ phía núi Tokachi nhìn xuống, bạn sẽ không khỏi choáng ngợp trước vẻ đẹp của loài hoa màu tím này.
Những cánh đồng hoa với đủ màu sắc
Vào thăm nông trang Tomita, bạn không tốn bất kì chi phí nào. Chẳng những vậy, phía trong nông trang còn có các quán cà phê phục vụ cho những du khách có nhu cầu. Vừa nhâm nhi một tách cà phê, vừa thưởng thức phong cảnh tuyệt đẹp của nơi đây quả là một lựa chọn không tồi.

Nông trang Tomita

Đối với những ai muốn mua quà có liên quan đến Lavender để tặng người thân, bạn bè thì có thể ghé qua cửa hàng lưu niệm của nông trang.

Để cho khách du lịch có thêm nhiều lựa chọn, vào năm 2008, nông trang Tomita đã mở thêm một chi nhánh được đặt tên là Lavender East.

Đúng như tên gọi của nó, nông trang này cách Tomita khoảng 4 km về phía đông. So với "người anh" của mình, Lavender East thậm chí còn rộng lớn hơn. Được biết, tổng diện tích trồng hoa ở đây hơn 14 hecta, đồng thời đây cũng là đồng hoa lớn nhất khu vực Furano.

Những cánh đồng hoa bát ngát
Cùng với Tomita và Lavender East, Vương quốc hoa Kamifurano cũng là một nông trang nổi tiếng. Nằm bên sườn đồi, Kamifurano sở hữu cảnh quan thơ mộng không thua kém những nông trang khác. Đến với nơi này, ngoài việc ngắm Lavender, bạn còn có cơ hội trải nghiệm cảm giác tự tay cắt hoa và ép tinh dầu.
Bên cạnh Lavender, Hokkaido còn thu hút du khách bởi rất nhiều loại hoa khác như hoa hướng dương, hoa salvias, hoa cosmos...

Cánh đồng Hoa Hướng Dương
 
Ngoài hoa Lavender, các nông trang còn rất nhiều loại hoa vô cùng đẹp khác
Nếu muốn tham quan những cánh đồng hoa ở đây thì cách dễ dàng nhất đó chính là bắt chuyết tàu Furano-Biei Norokko. Chuyến tàu này hoạt động thường nhật, bắt đầu từ đầu tháng 6 cho đến hết tháng 8.

Những góc đẹp mê hồn của núi Phú Sĩ

Là ngọn núi cao nhất Nhật Bản (3.776m), hình ảnh núi Phú Sĩ quanh năm tuyết phủ từ lâu đã đi vào thi ca, hội họa của không ít những tâm hồn yêu thiên nhiên hùng vĩ nhưng không kém phần lãng mạn xứ Phù Tang.


Ngọn núi nằm ở trung tâm đảo Honsu, trải dài từ tỉnh Shizuoka đến tỉnh Yamanashi phía tây nam Tokyo này càng đẹp hơn khi ngắm nhìn từ cánh đồng chè xanh ngút ngàn hay dưới những mặt hồ gợn sóng lăn tăn bao quanh chân núi phải không các ấy?

Tương truyền, người đầu tiên lên đến đỉnh ngọn núi này là một nhà sư đó teen ạ. Vì là ngọn núi thiêng nên trước kia phụ nữ không được phép trèo lên đỉnh núi. Ngày nay, nó đã trở thành thú vui mạo hiểm của du khách khắp nơi trên thế giới. Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 300.000 tín đồ ưa mạo hiểm chinh phục và khám phá vẻ đẹp của nơi đây. Chúng mình đang chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngoạn mục của ánh bình minh buổi sớm mai “Goraiko” trên đỉnh núi Phú Sĩ huyền thoại đấy! Wow! Kỳ ảo quá!
Hình ảnh 7 chiếc phi cơ Hải quân Nhật “vắt” qua chóp đỉnh núi trắng nổi tiếng thế giới này.
Với khả năng vô hiệu hóa la bàn và các thiết bị định vị toàn cầu cùng những lời đồn có yêu tinh, ma quỷ quấy rối, cánh rừng Aokigahara dưới chân núi Phú Sĩ được xem là nơi “lảng vảng của những linh hồn” từng bị lạc hoặc tự tử tại đây.
Kawaguchi, Yamanaka, Sai, Motosuu và Shoji - 5 hồ nước ngọt lớn bao quanh Phú Sĩ mang đến vẻ đẹp “sắc nước hương trời”, hài hòa một cách hoàn hảo cho biểu tượng kiêu hãnh xứ Phù Tang.
Đây là cánh đồng mùa vụ bên cạnh trạm tàu tốc hành Shinkansen Bullet gần núi nè.
Ôi chao! Cảnh đêm của vùng Kanagawa, gần Phú Sĩ mới đẹp làm sao!
Sắc trắng tinh khiết vùng núi hòa cùng sắc hồng hoa anh đào nhìn từ một ngôi chùa ở Tokyo.
Ồ! Nhìn xem này, vẻ đẹp hoàn hảo của màu tím biếc nơi chân núi sóng sánh bên mặt hồ phẳng lặng phản chiếu ngọn núi hùng vĩ, một khung cảnh lãng mạn đến xốn xang ý! 
Phú Sĩ là một trong “Ba ngọn núi Thánh” ở Nhật Bản. Đây là hình ảnh của Lễ hội hoa tổ chức tại Shibazakura.