This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

10 địa danh đẹp nhất Việt Nam với khách Tây

Theo tác giả, Việt Nam sở hữu vô vàn cảnh đẹp và lạ với những người yêu du lịch.

1. Bán đảo Sơn Trà

Cách thành phố Đà Nẵng không xa, bán đảo Sơn Trà có đủ cả biển xanh, cát trắng, san hô lung linh và cánh rừng rậm rạp. Đến bán đảo Sơn Trà, du khách có khá nhiều bãi tắm đẹp để lựa chọn: bãi Bắc, bãi Nam và bãi Phật.

Nếu muốn khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, du khách có thể đến với Đảo Khỉ. Chắc chắn bạn sẽ hoàn toàn bị chinh phục khi đứng trên đỉnh núi cao ngắm nhìn thành phố Đà Nẵng, cạnh đó là làn nước xanh thẳm với bãi cát trắng rộng mênh mông.

2. Lăng nhà Nguyễn

Đây là lăng mộ cổ nằm gần thành phố Huế, trải dọc con sông Hương thơ mộng. Du khách luôn trầm trồ khi ghé thăm lăng của các vị vua Minh Mạng, Khải Định, Tự Đức, Thiệu Trị và Đồng Khánh.
Các lăng mộ được xây dựng theo phong cách tôn giáo địa phương, với góc đối xứng và nhiều họa tiết tỉ mỉ, vườn thượng uyển được tỉa tót cầu kỳ. Với những phiến gốm hay thủy tinh rất đẹp, công phu, lăng vua Khải Định xứng đáng là lăng mộ đẹp nhất nơi đây.

3. Đảo Phú Quốc

 Thời gian gần đây, nhiều du khách dành sự quan tâm cho Phú Quốc - hòn đảo còn giữ được nhiều vẻ đẹp nguyên sơ. Ngoài những bãi cát dài với làn nước trong xanh, mát lạnh, bãi san hô đẹp rực rỡ, Phú Quốc còn có nhiều cánh rừng nguyên sinh rậm rạp sâu trong đất liền với thảm thực vật phong phú, phong cảnh hữu tình, đáp ứng nhu cầu thám hiểm của khách du lịch.

4. Đồng bằng sông Cửu Long

Lượng phù sa màu mỡ của sông Cửu Long đã mang lại cho vùng đất nơi đây những thảm thực vật đa dạng. Không chỉ mạnh về nông nghiệp, khu vực đồng bằng sông Cửu Long còn là một khu bảo tồn thiên nhiên rộng lớn.
Tới đây, du khách có cơ hội khám phá cuộc sống, hoạt động thường ngày của người dân và ngắm nhìn phong cảnh đa dạng: những cánh đồng lúa bát ngát, con lạch, con kênh uốn lượn bao bọc lấy những gò đất nổi trước khi chảy ra biển.

5. Đèo Trạm Tôn (Cổng Trời)

Sa Pa nổi tiếng với phong cảnh đẹp như tranh vẽ với núi non trùng điệp, thung lũng xanh ngắt, những ngôi làng truyền thống của các dân tộc ít người, rừng tre và những đồng ruộng bậc thang. Để cảm nhận được hết vẻ đẹp của nơi đây, du khách cần phải lên Đèo Trạm Tôn hay Cổng Trời - con đèo trên núi cao nhất Việt Nam.
Thác Bạc cũng là một địa điểm thú vị của Sa Pa. Nếu du khách đủ sức khỏe, hãy tham gia hành trình leo lên đỉnh Phan-xi- păng để có có hội tận hưởng những khung cảnh hùng vĩ và không phải nơi đâu cũng có.

6. Công viên quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phong Nha - Kẻ Bàng là khu bảo tồn thiên nhiên đã được UNESCO chính thức công nhận. Đây là nơi có hang Sơn Động – hang đá lớn nhất thế giới và khoảng 300 hang động khác. Bên trong hang Sơn Động là hồ nước ngầm nằm sâu 13m so với mặt đất cùng vô số thạch nhũ và băng đá.
Ngoài ra còn phải kể đến hang Tiên Sơn, hang Thiên Đường. Khu vực này là một vùng đá vôi rộng tới 2.000 km vuông với thảm thực vật nhiệt đới và nhiều cây cổ thụ tới 500 tuổi.

7. Vịnh Hạ Long

Nổi lên trên mặt nước biển trong xanh tĩnh lặng là khoảng 2.000 đảo và mỏm đá vôi với đủ hình thù và kích cỡ lớn bé khác nhau. Không khí xung quanh thường được bao phủ trong màn sương, điều này góp phần làm cho nơi đây thêm phần kỳ bí.
Các du khách có thể đi vòng quanh ngắm nhìn cảnh đẹp bằng thuyền gỗ truyền thống, bằng cano hoặc thậm chí là bơi. Nhiều đảo đá vôi có các động rất đẹp và huyền bí.

8. Chùa Một Cột

Nằm giữa trung tâm thủ đô Hà Nội, chùa Một Cột được xây dựng từ năm 1049 với mục đích tái hiện lại một giấc mơ của vua Lý Thái Tông. Khi đó, nhà vua đã nằm mơ thấy một ngôi đền bay lơ lửng trên một ao sen. Ngôi chùa được xây dựng bằng gỗ và nằm trên một cây cột duy nhất.
Ngôi chùa được thiết kế giống như một bông hoa sen với những đường trạm trổ tinh vi đẹp mắt. Ngôi chùa chúng ta thấy ngày nay đã được phục dựng lại nguyên bản ban đầu sau khi bị phá hủy trong chiến tranh.

9. Ghềnh Đá Đĩa

Dù không được biết đến nhiều như các thắng cảnh khác của Việt Nam, Ghềnh Đá Đĩa thực sự là một viên ngọc của ngành du lịch. Đây là một thắng cảnh thiên nhiên được hình thành từ đá bazan núi lửa, tạo thành những cột với độ cao khác nhau. Mọi thứ dường như đã được một nghệ nhân nào đó tạc nên từ hàng triệu năm trước.
Ghềnh đá được hình thành khi nham thạch từ núi lửa phun trào gặp nước biển và cứng lại thành những hình rất độc đáo. Thắng cảnh này hiện vẫn chưa được nhiều du khách biết đến do nằm ở vị trí ngoại ô xã An Ninh Đông, tỉnh Phú Yên.

10. Cố đô Huế

Từng là trung tâm của triều đại nhà Nguyễn, cố đô Huế là tập hợp của một loạt các ngôi chùa, cổng chào, dòng suối, phòng ốc, vườn thượng uyển và cả những ngôi chùa cổ kính. Tất cả cộng hưởng lại tạo thành một thắng cảnh tuyệt đẹp.
Cung Thái Hòa và cung Trường Sanh là hai trong số những kiến trúc đẹp nhất ở đây. Chùa Thiên Mụ nằm tách biệt bên bờ sông cũng là một địa điểm nên ghé thăm. Cố đô Huế thực sự là một biểu tưởng tiêu biểu cho các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.
Theo Zing

Hòn Chồng - Nha Trang

Hòn Chồng là điểm tham quan khá hấp dẫn của thành phố biển Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa). Nơi đây du khách có thể di chuyển vài bước đã chạm đến sóng biển hoặc chân đồi. Nhiều người bảo, Hòn Chồng là nơi giao nhau giữa biển và núi...

Quần thể đá Hòn Chồng từ lâu đã trở thành điểm du lịch giàu tính nhân văn. Du khách đến Nha Trang đều hứng thú khi tham quan danh thắng này và nghe những câu chuyện xung quanh 2 bãi đá Hòn Chồng và Hòn Vợ.

Điều kỳ thú là những tảng đá lớn nằm chồng chất lên nhau bao đời nay nhưng sóng biển và mưa gió không thể xô ngã. Nơi đây, phong cảnh hữu tình. Núi, biển và bờ nằm sát bên nhau. Khác với bãi biển dọc theo đường Trần Phú ở khu trung tâm, bãi biển ở khu vực Hòn Chồng khá yên tĩnh.
Tại đây, khách có thể ngồi trên mõm đá buông câu hoặc di chuyển vài chục mét vào phía bờ để tắm biển trên bãi cát mịn màng, thoai thoải. Nước biển trong xanh và hiền hòa.

Hòn chồng - Một trong những Vịnh biển đẹp của Nha Trang
Ngoài khơi, các hòn đảo lớn nhỏ bao bọc làm giảm tốc độ gió và ảnh hưởng của mưa bão. Vì vậy, biển trên vịnh Nha Trang và danh thắng Hòn Chồng được xem là một trong những vịnh biển đẹp và an toàn. Vịnh Nha Trang có tên trong câu lạc bộ các bãi biển đẹp của thế giới.

Hòn Chồng nằm ngay trong nội ô thành phố Nha Trang. Đến đồi La San thuộc phường Vĩnh Phước, Hòn Chồng là một bãi đá ngổn ngang nổi trên bãi biển. Theo lý giải của các nhà khoa học, nơi đây là dấu tích của nước biển xâm thực chân núi. Sự xâm thực ngày càng sâu, một phần chân đồi La San bị tách rời, hình thành một cụm đá chồng chất lên nhau nên gọi là Hòn Chồng.
 
Du khách đến khám phá Hòn Chồng
Những người dân xứ biển truyền miệng nhau câu chuyện về gã khổng lồ đã từng đặt chân đến đây để đắp núi, xây nên vịnh Nha Trang ngày nay. Một hôm, gã gặp một đàn tiên nữ đang nô đùa nên nấp vào tảng đáng đứng xem. Vô tình, gã xô ngã những tảng đá chồng chất làm chúng ngã hỗn loạn hình thành bãi đá hiện nay. Trên một hòn đá lớn quay mặt ra biển vẫn còn một dấu tay lõm vào đá, tương truyền rằng là gã khổng lồ chống tay đỡ khi té nên để lại dấu tay đó.
 
Hòn Chồng - Nha Trang
 Nhưng cũng có một giả thiết cho rằng, đó là dấu tay của người ngư phủ khi bị bão biển, sóng đánh dạt vào bờ. Gần đó có một bãi đá hình dáng uyển chuyển mà người dân địa phương cho là vợ của ngư phủ ngồi trông chồng, gọi là Hòn Vợ... Có nhiều câu chuyện dị bản gắn với bãi đá và vết lõm trên đá tại quần thể đá này. Dù phi lý nhưng du khách vẫn thích thú khi nghe kể. Có lẽ, đứng trước thiên nhiên xinh đẹp, người ta dễ chấp nhận những điều phi lý tưởng chừng có trẻ con mới tin.
Bãi biển Hòn Chồng
Biển khu vực Hòn Chồng mới được khai phá để phát triển du lịch. Lúc trước, khách muốn đến đây phải vượt đồi dốc và đi lòng vòng mới đến nơi. Còn bây giờ, đường Trần Phú đã được nối dài đi ngang qua đường vào đồi La San. Từ trung tâm thành phố, du khách chạy dọc theo bờ biển về hướng Đông Bắc là đến được Hòn Chồng. Con đường khá thơ mộng bởi một bên là biển cả, cát vàng một bên là những công trình kiến trúc đẹp, luôn dập dìu người qua lại.

Nhiều doanh nghiệp lữ hành tổ chức các trò chơi tập thể gắn với bãi đá, ngọn đồi và bãi biển nơi đây tạo sự hứng thú cho du khách. Những người yêu thiên nhiên đến đây để ngắm cảnh. Nằm nhô ra biển, không gian nơi đây như tách biệt với không gian nhộn nhịp của phố phường và trở thành nơi để du khách tĩnh tâm tận hưởng thiên nhiên xinh đẹp. Nếu nhìn về thành phố, có lẽ quần thể Hòn Chồng - đồi La San là một trong những điểm ngắm thành phố biển đẹp nhất với những đường cong uyển chuyển của bãi biển dọc đường Trần Phú; tô điểm trên đó là những hàng dừa cao vút vươn ra đón sóng biển vỗ về...

Thác Tình Yêu - Sapa

Không chỉ quyến rũ ở vẻ đẹp của những phố núi mờ sương, những thửa ruộng bậc thang trùng trùng điệp điệp, Sapa còn nổi tiếng với dòng thác đầy lãng mạn - thác Tình yêu.

Thác Tình yêu thuộc địa phận xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách thị trấn Sa Pa khoảng 4km theo hướng Tây Nam, là một trong những điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình du lịch Sapa. Trước khi đến đây, du khách được khám phá vẻ đẹp của khu rừng nguyên sinh, bao quanh bởi những tán trúc già rêu phong, trầm mặc. Rừng trúc xanh mướt, bạt ngàn và thấp thoáng là những gam màu đỏ, vàng, trắng của hoa đỗ quyên. Cảnh đẹp như bức tranh sơn thủy, thoảng bên tai là âm thanh xào xạc, thì thầm của rừng già khiến du khách có thể thả hồn mình theo thiên nhiên.

Thác Tình yêu được ví như chiếc nón trắng lấp lánh giữa đại ngàn.
Cảnh đẹp dưới chân thác Tình yêu.

Thác Tình yêu là điểm dừng chân lý thú trong hành trình chinh phục dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ.
Con đường đất đỏ quanh co, uốn lượn đưa du khách đến với thác Tình yêu. Nhìn từ xa, dòng thác như hình chiếc nón lấp lánh dưới ánh mặt trời. Với độ cao gần 100m, bắt nguồn từ đỉnh Fansipan, thác Tình yêu đem theo hơi lạnh của núi rừng, chảy suốt ngày đêm, đổ xối xả xuống dòng suối Vàng, như bản trường ca của đại ngàn. Con suối Vàng dưới chân thác óng ánh nghiêng mình uốn lượn, hai bên bờ là thảm cỏ xanh mượt, trải dài những bụi trúc gai... tạo nên bức tranh thơ mộng.
Thác Tình yêu chảy suốt ngày đêm, đổ xối xả xuống dòng suối Vàng.
Đến với thác Tình yêu, du khách còn được người dân bản địa kể về giai thoại tình yêu lãng mạn của người và tiên. Cũng xuất phát từ giai thoại này, thác mới có cái tên thơ mộng là thác Tình yêu. Chuyện kể rằng, xưa kia, các nàng tiên nhà Trời thường lui xuống thác để tắm mát. Một ngày nọ, nàng Tiên thứ bảy phát hiện bên dòng suối có một chàng tiều phu có tên là Ô Quy Hồ, con trai cả của Thần Núi đang ngự trị trên dãy núi Ai Lao đang vừa nấu cơm vừa thổi sáo. Tiếng sáo khi róc rách như tiếng suối ca, khi líu lo như tiếng chim rừng... Một lần, do mải nghe tiếng sáo, nàng quên cả đường về. Vậy là giữa ánh lửa bập bùng, người con trai của Thần Núi đã thổi sáo cho nàng nghe. Ngày nào cũng thế, cho đến một hôm nàng bị cha mẹ phát hiện và không cho theo các chị xuống thác tắm nữa. Nàng nhớ người con trai của Thần Núi nên chiều nào cũng ra cổng trời nhìn xuống dòng thác và ngóng chờ tiếng sáo quen thuộc. Nàng ngóng chờ trong vô vọng, buồn phiền biến thành một loài chim màu vàng bay quanh đỉnh núi Ô Qui Hồ.

Trong chuyến khảo sát của Tổ chức Phát triển Việt Nam (SNV) mới đây, thác Tình yêu được đề xuất đưa vào khai thác trong tour du lịch “Cung đường Tây Bắc”, hứa hẹn trở thành một trong các điểm du lịch sinh thái hấp dẫn nhất của huyện vùng cao miền núi phía Bắc Việt Nam.

Bản Hồ - Sapa

Không một du khách nước ngoài nào trước khi rời khỏi bản Hồ mà không để lại những dòng lưu bút đầy xúc động; bởi ngoài cảnh sắc thiên nhiên vô cùng quyến rũ cùng những phong tục tập quán được gìn giữ lâu đời, người dân nơi đây còn vô cùng thân thiện và mến khách.

Trước khi lên đường đi bản Hồ (thuộc xã Bản Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai; cách thị trấn Sa Pa khoảng 20km về phía đông nam, cao hơn 435m so với mặt nước biển), bạn nên ghé qua chợ thị trấn mua lương thực và thực phẩm bởi theo người dân bản địa, ở đây chỉ rau xanh là sẵn. Sau đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm lên đường. Phương tiện đi lại chủ yếu là xe jeep (giá 300.000 đồng cho cả hai chiều đi - về) nhưng xe ôm vẫn được nhiều du khách lựa chọn bởi giá rẻ (30.000 đồng một chiều), lại chủ động được thời gian.

Bản Hồ của người Tầy nằm trải dài trong thung lũng,
chênh vênh trên những sườn đồi, dốc núi

Không rét mướt như ở Sa Pa. Không quá lạnh như ở Tả Phìn hay Tả Van... Tiết trời ấm dần lên. Xe cứ chạy trên con đường ngoằn ngoèo uốn lượn, một bên là núi cao sừng sững một bên là vực thẳm hun hút, cho đến khi trước mắt òa ra một màu vàng pha chút màu nâu đỏ của lá, của cánh rừng quốc gia Hoàng Liên và những thửa ruộng bậc thang cao thấp; đi thêm chút nữa sẽ gặp một ngôi nhà xây bằng đá bỏ hoang ven đường, cạnh đó là cái nhà sàn phía trước có bày bán thổ cẩm, bánh kẹo, nước giải khát... và có những du khách nước ngoài ngồi nghỉ chân - quán bà Cảnh - thì biết là đã đến bản Hồ.
Những ngôi nhà trong Bản
Tưởng gần mà hóa xa, bản Hồ nằm ở dưới thung lũng kia, du khách có thể nhìn thấy rõ những làn khói bay lên trên những nóc nhà, bắc ngang qua dòng suối là một cái cầu treo sơn đỏ và những con đường ngoằn ngoèo, lúp xúp dưới những tàn cây. Quán bà Cảnh được các hướng dẫn viên du lịch coi như là trạm trung chuyển bởi tuy xe có thể đưa du khách xuống đến tận nơi, nhưng như thế làm sao thú vị bằng xuống đi bộ tắt qua đường mòn trên núi, thỉnh thoảng lại gặp một con suối róc rách chảy qua.

Dọc đường đi nếu vào mùa ổi chín thơm lừng thì chẳng có gì tuyệt hơn! Vậy nên cánh tài xế chỉ có việc “đổ” khách ở đây rồi quay trở lại thị trấn Sa Pa, cứ đúng ngày giờ đến đón như đã hẹn. Việc dẫn đường đã có những thiếu nữ người dân tộc Dao đợi sẵn đảm trách, hoàn toàn miễn phí.
Cuộc sống đời thường của những người dân trong Bản
Đến bản Hồ, bạn sẽ được sống và sinh hoạt trong không khí ấm cúng và thân mật cùng gia đình. Buổi sáng, bạn sẽ được hướng dẫn tham quan vườn quốc gia Hoàng Liên, nơi có chủng thực vật, động vật vô cùng phong phú. Vì khí hậu ở bản Hồ ấm hơn Sa Pa (trung bình từ 18 - 25OC) nên buổi trưa từ trong rừng ra du khách đã có thể hòa mình vào dòng suối Lave, ngắm thác Đá Nhảy hùng vĩ, bọt tung trắng xóa.

Cơm nước buổi trưa xong, người chủ nhà mến khách sẽ đưa bạn đến thôn của người Dao Đỏ trên núi cao tắm lá thuốc. Dù có phải leo bộ 3km đường núi bạn cũng không nên bỏ lỡ cơ hội có một không hai này. Lá thuốc có 18 vị, người Dao phải đi lấy tận trên rừng. Sau khi phơi khô, sao vàng rồi hạ thổ mới có thể dùng được. Nước thuốc sẽ được đổ vào chiếc thùng làm bằng gỗ pơmu thơm ngát, nóng hay lạnh tùy thuộc sức chịu đựng của mỗi người (nhưng theo những người dân ở đây thì càng nóng càng tốt).
Đến với Bản Hồ chúng ta sẽ bắt gặp những đứa trẻ với đôi mắt hồn nhiên và trong sáng
Bạn sẽ ngâm mình vào thùng nước ít nhất khoảng một giờ đồng hồ, nhưng cứ 15 phút một lần lại có người rút nước ra đổ thêm nước mới vào. Khi đứng lên bạn sẽ thấy người lảo đảo như say rượu nhưng chỉ chừng nửa tiếng sau đã thấy có tác dụng rõ rệt: người khỏe khoắn, sảng khoái hẳn và “sung” vô cùng.

Khi mặt trời bắt đầu xuống núi là lúc bạn đi dạo một vòng quanh bản, đến những nhà dân xem dệt thổ cẩm và có thể mua cho mình một tấm với giá chỉ khoảng 20.000 đồng mà rộng đủ quấn quanh người thành một cái... váy. Vào những tối cuối tuần ở bản Hồ, bạn có thể đến các nhà sàn văn hóa vui chơi ca hát cùng người dân bản địa. Mỗi dân tộc sẽ mang đến những trò chơi, điệu múa và những món ăn độc đáo của mình ra mời du khách...