This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Mẹo cho người lần đầu đi du lịch Malaysia

Bạn có biết rằng Malaysia là quốc gia với nền văn hóa vô cùng đa dạng, đó là sự hòa hợp giữa nền văn hóa bản địa và các quốc gia lân cận. Nếu chỉ đến Malaysia vì shopping, du khách đã bỏ lỡ phần không nhỏ nét quyến rũ của quốc gia Đông Nam Á này. Với thời gian 4 ngày, tôi chọn Kuala Lumpur và Malacca - Hai hình ảnh đối nghịch nhau: Một Malaysia hiện đại và một Malaysia hoài cổ.

Malaysia là quốc gia có sự kết hợp nhiều nền văn hóa

Bay đến Malaysia

Bạn có thể đến Kuala Lumpur – Malaysia bằng nhiều cách khác nhau. Bằng đường hàng không, bạn nên đặt vé trước ngày khởi hành từ 2 đến 3 tháng, vừa có thời gian chuẩn bị và vừa có thể mua được vé giá rẻ. Bên cạnh đó, nên chọn những hành trình có giờ bay là ban ngày vì thời gian bay từ Việt Nam đến Malaysia khoảng 2 tiếng, nên khi đến nơi sẽ thuận tiện hơn trong việc đi lại từ sân bay về trung tâm thành phố (khoảng cách từ sân bay đến trung tâm giao động từ 20 đến 30km).

Chọn khách sạn

Ở Malaysia, bạn nên chọn những khách sạn hoặc những nhà nghỉ nằm ở khu Bukit Bintang hoặc China Town. Nơi đây vừa gần các khu du lịch và thuận tiện hơn trong việc di chuyển.
Động Batu

Ẩm thực

Thưởng thức ẩm thực ở Malaysia vô cùng hấp dẫn, bạn cũng đừng bỏ lỡ. Ở Malaysia, ẩm thực là sự kết hợp của nhiều quốc gia khác nhau: Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ… Bạn có thể thưởng thức các món ăn đặc trưng tại: Lot 10, Central Market, Bukit Bintang Plaza… Các món ăn phổ biến nhất gồm: Nasi Lemak, Satay, The Tarik (một loại thức uống của Malaysia, giống trà sữa), Roti Canai, Air Batu Campur, Cendol, Pasembor, Chicken Rice, Laska.

Tham quan

Ở Kuala Lumpur, bạn đừng bỏ lỡ tham quan: tháp đôi Petronas, khu China Town nổi bật với đường Petaling, tòa nhà Sultan Abdul Samad và Central Market (tại đây bạn cũng cơ hội được xem miễn phí những chương trình văn hóa nghệ thuật diễn ra vào 9 giờ mỗi tối).
Tháp đôi Petronas - biểu tượng của thủ đô Kuala Lumpur
Với thời gian ngắn, ngoài du lịch ở Kuala Lumpur, bạn nên chọn một chương trình 1 hoặc 2 ngày đến Malacca – thành phố cổ nổi tiếng và được UNESCO công nhận là di sản của thế giới. Đến đây bạn sẽ bất ngờ với những kiến trúc mang phong cách của Bồ Đào Nha, Anh và Hà Lan. Và bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy có sự giống nhau của những con phố ở Malacca với Hội An – Việt Nam.

Đi bộ theo những con phố nhỏ ở Malaca và cảm nhận cuộc sống của những con người nơi đây thật thú vị. Dọc theo những con phố là những cửa hàng lưu niệm và những quán ăn với nhiều món ăn hấp dẫn.

Do trước đây, nơi này là thương cảng nổi tiếng với sự giao thương giữa Bồ Đào Nha, Hà Lan và Anh nên bạn có thể bắt gặp được những kiến trúc mang phong cách Bồ Đào Nha và Hà Lan ở đây.
Thành phố cổ kính Malacca
Đến Malacca, bạn đừng bỏ lỡ tham quan Bukit China, quảng trường Hà Lan, đồi St Paul, đền Cheng Hoon, đường Jonker, bảo tàng Maritime và thưởng thức ẩm thực Nyonya – đó là sự kết hợp giữa ẩm thực của Trung Quốc và Malays.

Lưu ý

Vì Malaysia là quốc gia với nhiều nên văn hóa vô cùng đa dạng, nên khi đến, bạn nên tìm hiểu kỹ về phong tục tập quán ở đây, những đều nên và không nên làm khi đến để tránh việc bỡ ngỡ về văn hóa.
Chụp hình và lưu lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp khi đi du lịch là một đều vô cùng thú vị. Ở Malaysia, hầu hết các ổ cắm điện đều sử dụng là 3 chấu, vì thế trước khi đến, bạn nên kiểm tra lại với nơi ở để thuận tiện trong việc mang các thiết bị hỗ trợ để sạc pin cho máy hình hoặc các trang thiết bị điện tử.
Hệ thống giao thông trong thành phố ở Malaysia khác so với Việt Nam, các phương tiện giao thông đều lưu thông về phía bên trái. Bạn nên chú ý khi đi lại trên đường.

Bạn nên in tất cả các thông tin ra ngoài: vé máy bay, thông tin khách sạn, các điểm cần tham quan và những địa chỉ quan trọng (bạn nên ghi thêm địa chỉ của Tổng lãnh sự/Đại Sứ Quán của Việt Nam tại nước đến du lịch hoặc cơ quan hỗ trợ người nước ngoài. Vì đây sẽ nơi bạn có thể liên hệ giúp đỡ khi cần thiết).
Sự đa dạng về hệ thống tàu điện ngầm sẽ giúp bạn dễ dàng đi lại, bạn nên đổi tiền ra những mệnh giá nhỏ mang theo bên người để sử dụng cho việc đi lại bằng tàu điện ngầm.
Đối với những ai lần đầu đi lại bằng tàu điện ngầm, thì không thể tránh khỏi việc bỡ ngỡ. bạn nên xem trước bản đồ của những tàu điện ( KTM Komuter, KL Monorail…) để chọn được cho mình cách đi phù hợp, bạn có thể mua thẻ đi tàu tại các quầy vé hoặc tại máy bán tự động. Việc quan trọng là bạn nên chú ý platform khi lên tàu để tránh tình trạng đón nhầm tàu (tôi đã bị nhầm tàu khi đi từ KL Sentral đến Maharajalela).
Sau khi mua thẻ lên tàu, sẽ có một bản đồ chỉ dẫn rõ ràng cần lên platform nào, việc của bạn là chọn đúng platform có điểm cần đến và lên tàu. Bạn nên giữ thẻ lên tàu cho đến khi ra khỏi nhà ga (vì sẽ dùng thẻ để check-out).

Cẩm nang du lịch Vũng Tàu

Vũng Tàu là một thành phố ven biển nên nơi đây có những bãi biển lý tưởng để du khách nghỉ mát và tắm biển. Vũng Tàu nằm trên bán đảo cùng tên, là tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu. Nằm nhô hẳn ra khỏi đất liền như một dải đất, từ nơi đây, người ta có thể nhìn biển Đông cả khi trời mọc lẫn lúc hoàng hôn.

Là một thành phố ven biển, có bờ biển trải dài 20km Vũng Tàu trở thành nơi du lịch nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó Vũng Tàu còn là miền đất có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời với những di tích mang đậm dấu ấn của những thời kỳ lịch sử. Hiện toàn tỉnh có 29 khu di tích được xếp hạng cấp quốc gia.

Thông tin hữu ích về Vũng Tàu
Văn hóa - Lễ hội
Lễ hội Dinh Cô: Dinh Cô là một khu đền có kiến trúc hoành trang, với những nét kiến trúc truyền thống, nằm bên bờ biển Long Hải của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Lễ hội Dinh Cô mang đậm màu sắc dân gian, mỗi lần mở hội đã thu hút hàng vạn du khách đến tham dự lễ hội và thưởng ngoạn cảnh đẹp nơi đây.
Lễ Nghinh Ông: Hàng năm lễ Nghinh Ông được tổ chức trọng thể nhất là tại lăng Cá Ông ở đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Vũng Tàu. Lễ hội tổ chức trong 3 ngày từ ngày 16 – 18 tháng 8 âm lịch.
Lễ hội đình Thần Thắng Tam: là một hoạt động văn hóa đặc sắc của ngư dân miền biển Vũng Tàu. Hàng năm lễ hội được tổ chức trong 4 ngày, từ ngày 17-20 tháng 2 âm lịch. Đây là lễ hội cầu an, là thời điểm kết thúc và mở đầu cho một mùa thu hoạch tôm cá.
Di tích lịch sử - Văn hóa
Thích Ca Phật Đài:

Tượng phật Thích Ca Phật Đài
Là một ngôi chùa lớn nằm trên sườn núi Lớn của thành phố Vũng Tàu. Vẻ đẹp của ngôi chùa chính là sự kết hợp rất khéo léo giữa kiến trúc tôn giáo và phong cảnh thiên nhiên. Đáng chú ý ở ngôi chùa này là ngọn tháp Bát Giác cao 19m và tượng Phật Thích Ca ngồi thiền trên tòa sen xây trên lưng chừng núi du khách đứng từ xa có thể chiêm ngưỡng được.

Tượng Chúa Ki-tô:

Tượng chúa Kito
Tượng Chúa Ki-tô hay Tượng Đức Chúa dang tay là một bức tượng Chúa Giê-su đứng trên đỉnh Núi Nhỏ của thành phố Vũng Tàu, được xây từ năm 1974. Bức tượng này cao 32 m, sải tay dài 18,3 m đứng trên độ cao 170 m nhìn ra biển, bên trong có cầu thang 133 bậc lên tận 2 tay của tượng. Bức tượng có thể xem như một phiên bản tương tự tại thành phố Rio de Janeiro của Brasil.

Bạch Dinh:

Bạch Dinh
Năm 1898, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã cho xây Bạch Dinh (Villa Blanche) trên nền pháo đài Phước Thắng từng khai hỏa bắn vào tàu chiến Pháp gần 50 năm trước. Bạch Dinh là một công trình kiến trúc La Mã 3 tầng, cao 19 m, lưng tựa vào Núi Lớn. Tại đây hiện còn lưu giữ 19 khẩu thần công.

Khu di tích Đình Thắng Tam: Khu di tích là một quần thể kiến trúc bao gồm: đình Thần Thắng Tam, miếu Bà, lăng Cá Ông trên đường Hoàng Hoa Thám.
Di tích khác: Niết Bàn Tịnh Xá, Chùa Quan Thế Âm Bồ Tát, Linh Sơn cổ tự, Hải đăng Vũng Tàu, nhà Lớn (đền Ông Trần), chùa cổ Long Bàn, nhà tưởng niệm anh hung Võ Thị Sáu, khu căn cứ cách mạng Minh Đạm), An Sơn Miếu.
Danh lam thắng cảnh
Bãi tắm Long Hải:

Bãi tắm Long Hải
Cách thành phố Vũng Tàu 30km về hướng Đông Bắc. cảnh thiên nhiên ở đây thật thơ mộng với bãi biển Long Hải đẹp với bãi cát vàng, chạy dài, yên tĩnh dành cho du khách yêu biển. Phía tây bắc là dãy núi cao có rừng cây bao phủ là khu di tích lịch sử căn cứ Minh Đạm nổi tiếng.

Khu sinh thái Bình Châu:

Khu du lịch sinh thái Bình Châu
Từ huyện Xuyên Mộc, theo lộ 23 đi khoảng hơn 29km sẽ tới khu du lịch nước khoáng nóng Bình Châu. Khu sinh thái Bình Châu đã được tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) bình chọn là khu sinh thái bền vững nhất Thế giới – cùng với Vàm Sát (Thành phố Hồ Chí Minh) – nằm trong số 65 khu sinh thái kiểu mẫu của Thế giới thuộc 47 quốc gia.

Côn Đảo:

Côn Đảo
Cách Vũng Tàu 97 hải lý (180km). Nhìn trên bản đồ, quần đảo Côn Đảo giống như một con gấu lớn đang vươn mình giữa biển. Quần đảo gồm 16 hòn đảo, mang tên hòn đảo lớn nhất: đảo Côn Lôn (thường gọi là Côn Đảo). Ngoài sự nổi tiếng là một nhà tù lớn (hệ thống nhà tù Côn Đảo) – nơi mọi người thường nhắc đến chuồng cọp, cầu Ma Thiên Lãnh, hầm xay lúa, cầu tàu 914, nghĩa trang Hàng Dương,… nơi giữ trong lòng đất máu xương của hơn 22,000 người con ưu tú đã ngã xuống vì nền độc lập của đất nước – Côn Đảo còn là hòn đảo có nhiều phòng cảnh và bãi tắm đẹp, đẹp nhất là các bãi Đầm Trâu, Hàng Dương, Phi Yến. Do cách biệt với đất liền, khách đến Côn Đảo chỉ có thể đi được vào mùa biển êm, đẹp nhất là từ tháng 3 đến tháng 6 bằng tàu thủy hoặc máy bay.

Núi nhỏ – Núi lớn: Núi Nhỏ là một trong hai ngọn núi tại thành phố Vũng Tàu nằm sát biển. Dưới chân núi là con đường ven biển với nhiều khách sạn, nhà hàng, quán cà phê. Trên núi có ngọn Hải đăng Vũng Tàu và Tượng Chúa Kito Vua nổi tiếng.
Núi Lớn là một ngọn núi đẹp của thành phố biển. Trên núi này có Bạch Dinh và Thích Ca Phật Đài. Xung quanh núi có con đường ven biển bao quanh dọc theo bãi biển đẹp. Dự án cáp treo nối hai ngọn núi này với nhau đang được triển khai và hứa hẹn mang tới những giá trị du lịch lớn cho địa phương.
Các bãi tắm đẹp: Bãi Sau (bãi Thùy Vân), Bãi Trước (bãi Tầm Dương), Bãi Nghinh Phong, Bãi Dứa, Bãi Dâu.
Danh thắng khác: Suối Tiên, thắng cảnh Dinh Cô, núi Dứa, Hòn Bà, Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu , Nhà thờ Vũng Tàu, Đan viện Xito Thánh mẫu Phước Hải, Nhà lớn Long Sơn.
Đặc sản - Ẩm thực
Bánh khọt Vũng Tàu
Du khách ghé thăm Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ không thể nào quên được hương vị đậm đà của các món ăn đặc sản ở đây như: bánh canh (Quán Thúy ở ngã ba Long Hương, quán Bánh Canh Long Hương tại cổng chào thị xã Bà Rịa), bánh khọt (quán bánh khọt Gốc vú sữa 14 Nguyễn Trường Tộ, Vũng Tàu), bánh hỏi An Nhất, thịt nướng kiểu Nga (quán Việt Nga, Vườn Bàng ở 37/4 Nguyễn Thái Học), tiết canh tôm (nhà hàng Hải Phương 693 – 695 đường 30/4, Vũng Tàu), mứt hạt bàng Côn Đảo, đặc sản mắm hào Côn Đảo.

Vẻ đẹp cổ kính của cây cầu gỗ 1000 năm tuổi

Người dân ở làng Hạ Đảng, huyện Thọ Ninh, tỉnh Phúc kiến, Trung Quốc cho tới hôm nay vẫn ngày ngày qua lại trên cây cầu gỗ 1.000 năm tuổi. Cây cầu có mái che cổ kính này là minh chứng cho tài nghệ của các thợ thủ công khi xưa.
 

Những cây cầu nối hai bờ sông được làm bằng gỗ là một nét kiến trúc quen thuộc đối với người dân sống ở các tỉnh miền đông nam Trung Quốc như Phúc Kiến, Chiết Giang.
Cầu gỗ Dương Mỹ Châu có tuổi thọ 1.000 năm tuổi đã được xây dựng từ triều nhà Minh.
Ở tỉnh Phúc Kiến còn rất nhiều cây cầu gỗ cổ kính với cách xây dựng thủ công tương tự như cầu Dương Mỹ Châu, chúng đều đã tồn tại suốt hàng trăm năm.


Hiện cầu đã nằm trong danh sách những di tích lịch sử quốc gia của Trung Quốc và kỹ thuật xây cầu được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Ở Trung Quốc hiện nay còn giữ được 100 cây cầu gỗ.

Cầu Dương Mỹ Châu là cây cầu cổ nhất với tuổi thọ lên tới con số 1.000. Cầu dài 47,6 m và rộng 4,9 m. Trải qua các lần tu bổ, cầu vẫn giữ được dáng vẻ truyền thống ban đầu.

Kỹ thuật xây dựng thủ công ở Trung Quốc hiện đã mai một đi nhiều bởi tốc độ đô thị hóa chóng mặt. Xưa kia, những cây cầu như thế này phải do những thợ thủ công lâu năm, tay nghề cao thực hiện. Họ biết cách nhìn gỗ để chọn ra những cây tốt nhất phục vụ cho công trình.


Những thợ mộc năm xưa thường làm việc theo gia đình, dòng họ. Họ truyền nghề cho con cháu trong nhà. Những dòng họ nổi tiếng với nghề xây dựng có những kỹ thuật riêng. Ngày nay, khi kỹ thuật xây dựng hiện đại với rầm móng, bê tông, cốt thép chiếm ưu thế, nghề xây dựng thủ công đã bị thất truyền.

Những cây cầu này đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương, nó không chỉ là nơi đi lại mà còn là nơi gặp gỡ, trò chuyện, thậm chí còn là nơi thờ cúng với các miếu thờ nhỏ đặt trên cầu.

Kinh nghiệm du lịch đảo Cô Tô

Đảo ngọc Cô Tô là một trong những điểm đến thú vị ở miền Bắc, nơi đây được nhiều du khách lựa chọn là nơi nghỉ ngơi, khám phá trong ngày hè oi bức.

a. Đi lại:

Biển thanh bình.
- Từ Hà Nội, có các chuyến đi đi Cẩm Phả, Của Ông tại bến xe Mỹ Đình, bến xe Lương Yên. Giá 70.000 vnđ/lượt. Các hãng xe đi tốt nhất là Hoàng Long và Khumbu Viet Thanh (Bến xe Mỹ Đình, xe 45 chỗ đời mới, xuất phát 15’/chuyến với xe Hoàng Long và 30’/chuyến với xe Khumbo Việt Thanh). Có các chuyến khác liên tục của các hãng như Đức Phúc, Phúc Xuyên, Việt Thanh (loại xe 24 chỗ, đón khách thường xuyên). Thời gian từ Hà Nội tới Cửa Ông khoảng 4 tiếng. Khi đi Bus bạn hãy nói “cho tôi xuống ngã ba Vân Đồn”.

- Ngã Ba Vân Đồn là điểm xuống của hành trình Hà Nội – Cô Tô. Tới đây, bạn đón xe Bus địa phương đề biển “Cái Rồng” để đi Cảng Cái Rồng, giá xe Bus 5.000 vnđ/người (hoặc taxi), nếu đi Bus hãy yêu cầu cho xuống tại Bưu Điện Vân Đồn. Tới bưu điện Vân Đồn, còn khoảng 1.5km nữa để tới cảng Cái Rồng. Từ đây bạn có thể đi xe ôm hoặc đi bộ tới ngay cảng để nghỉ ngơi cho sáng hôm sau đi Cái Rồng bằng Tàu.

- Xe buýt Bãi Cháy - Vân đồn (tuyến số 1): (xuống tại ngã ba Cái Rồng): 5-10k/pax (15''/chuyến - đi lâu lắc - hết 1h30 - 1h45'' gì đó mới tới)
- Đi xe ôm tới bến tàu Cái Rồng: tầm 5-10k.

- Chuyến cuối lúc 5.30pm ở bến xe Lương Yên,đi xe Hòn Gai. 9.00pm đến Hòn Gai. Bắt xe đi Cửa Ông. 10.00pm đến Cửa Ông. Taxi đi Cái Rồng - Vân Đồn.

- Xe khách Hà Nội – Vân Đồn chạy chuyến cuối cùng lúc 5h chiều tại bến Lương Yên. Đồn Giá xe khách là 70k/người. Nhưng phải hỏi rõ trước khi đi, lúc có lúc không.Đi xe chất lượng cao không bị bán lại và chạy nhanh hơn. Nếu lỡ chuyến này thì có thể bắt xe Hà Nội - Cẩm Phả chạy 15’ một chuyến cho đến 5h30 chiều. Giá 50K. Sau đó đi tiếp xe bus Cẩm Phả - Cửa Ông, rồi xe ôm hoặc taxi về Vân Đồn.

- Tàu đi Cô Tô khởi hành lúc 6h30 sáng và 1h chiều tại cảng Cái Rồng – Vân Đồn, cứ đủ khách là chạy, đến Cô Tô tầm 3 tiếng. Giá 70k/người. Nếu muốn vác xe máy ra đảo thì 120k/xe (80k công chở + 40 công dỡ lên xuống). Sđt tàu khách: (033) 874118/ 0978 769 888/ 0912 910 190/ 0985 351 833 (a Quang)

- Có thêm tàu tăng cường của Hải quân nữa (6h sáng t2 ra đảo - 1h chiều t6 về Vân đồn). Tàu này chạy nhanh hơn

Note: Nếu muốn tới Cái Rồng để kịp chuyến tàu sáng ra đảo thì phải đến Bãi cháy trước 5 chiều hôm trước cho kịp chuyến xe buýt cuối cùng và nghỉ lại tại Cái rồng. Khu này cũng nhiều nhà nghỉ.
Bãi biển Hồng Vàn với bờ cát trắng trải dài và nước trong xanh.
- Đến Cô Tô, xe ôm từ cầu cảng Cô Tô về đến Nhà khách Uỷ ban là 5k/người. Taxi là 30k cho km đầu tiên. Lấy phòng nhà khách Ủy ban Côtô, phòng 302 là mát nhất.

- Đi lại, nếu đông người có thể chọn taxi (30k cho km đầu, 20k cho 2km tiếp theo, 10k cho những km còn lại, công chờ là 1k/1phút). Xe ôm thì đắt, ví dụ đi từ Nhà khách - Hải đăng cả đi về là 50k/người, hỏi thì đi Nhà khách – Vàn Chải cả đi + về + chờ là 100k/người, Nhà khách - Hồng Vàn cả đi + về + chờ là 90k/người. Lý tưởng nhất là thuê 1 cái xe máy (80k/ngày, tự túc xăng), nếu dẻo miệng thì mượn nhà hàng Uý Thanh Nếu thuê xe máy thì thà rằng mang xe lên đảoèxe đạp lượn lờ (free) tốt hơn (140k )

b. Chiều về:

2.- Tàu từ Cô Tô về Vân Đồn chạy hàng sáng lúc 6h30. Thỉnh thoảng có tàu về chiều lúc 1-1h30, thường là vào thứ 2, 4, 6 và chủ nhật. Tầm 4.30pm về Vân Đồn, bắt xe Móng Cái về Hà Nội.

- Muốn biết chiều CN có tàu về không, phải hỏi chiều Thứ 7 từ Vân Đồn có tàu ra không. Nếu có tàu ra thì sẽ có tàu về. Tàu ra phụ thuộc vào lượng khách/hàng hóa vận chuyển.

- Xe khách Vân Đồn – Hà Nội có chuyến 10h15 và 1h30. Chạy thẳng về Lương Yên, 70k/người, sđt (033) 874 804/ 0912 427 750.

Ai muốn đi Cô tô cũng nên chú ý: tránh đi vào những ngày lễ vì sẽ phải tranh nhau chỗ ngồi trên tàu và nguy cơ ở lại 1 ngày là rất cao nếu ko nhanh chân.

c. Tổng hợp Update di chuyển:

- Xe khách đi về tuyến thẳng Vân Đồn: ~140k. Chạy xe máy thì tầm 60k xăng.
- Tàu đi về: 140k.
- Gửi xe máy lên tàu: ~120k/xe/ 1 chiều ( 50-70k công chở + 40k công ở VD, 50k ở Cô tô xuống). => 240k/ gửi xe.
- Xe máy thuê tại Cô Tô giá 100-150.000 vnđ/ngày (chưa bao gồm xăng) Giá xăng 18.000 – 20.000 vnđ/lít.
- Có thể thuê xe lại của xe ôm trên đảo hoặc chở đi các điểm, xe chờ với giá từ 120 – 150.000 vnđ/xe
- Taxi tại Cô Tô (xe Zace, 7 chỗ) duy nhất trên đảo. A Thu 033.500500, 120.000 – 150.000 vnđ/lượt tham quan..

e. Tàu thuyền

- Tàu Biển Đông 2 (tàu sắt, to, phục vụ chủ yếu cho bộ đội và chuyên chở cán bộ); xuất bến Cái Rồng lúc 6h30 sáng thứ 2 hàng tuần, tới Cô Tô lúc 8h30’ (nhanh hơn gần 2 tiếng so với tàu thường). Tàu sẽ dừng tại càng Cô Tô và tiếp tục ra đảo Trần. Tàu về vào chiều thứ 6, lúc 15h, tới Vân Đồn lúc 17h. Giá 70.000 vnđ – 80.000 vnđ/khách.
- Đây là tàu lớn, sạch sẽ, độ an toàn cao, ít bị sóng, thích hợp cho người có sức khỏe yếu nhưng không tiện lợi về thời gian nếu bạn đi vào cuối tuần. Hợp cho người có thời gian dư giả.
- Các loại tàu khác (tàu gỗ, đăng kiểm 48) xuất bến Cái Rồng vào lúc 7h sáng vào các ngày thứ 2,4,6. Tàu về ngày 3,5,7,CN và lúc 13h30. Giá tàu 70.000 vnđ/người. Thời gian đi từ 3 – 4 tiếng phụ thuộc vào gió. Nên theo dõi thời tiết trong tháng để chọn ngày đi phù hợp.
- Để thuê tàu riêng đi Cô Tô: Tàu Sơn Trong, hợp đồng các tuyến đảo tại Bái Tử Long; 033.793125; 0983.793125; 0984.433896

3.Ăn nghỉ:

Biển đảo.
- Về ăn uống, thấy mọi người đi trước suggest Uý Thanh nên cứ ra đấy mà ăn thôi. Úy Thanh nằm chếch Nhà khách, giá cả tương đối ok. Nếu đi đông thì cần đặt trước để người ta chuẩn bị. SĐT là (033) 889 040.

- Sau khi ngắm bình minh lên chán, trên đường từ cầu cảng về thì ăn sáng bằng xôi khúc (2 nghìn) kèm bịch sữa đậu nành đá (1 nghìn), thì bắt đầu ra biển bơi. Nhóm khác thì phải bỏ 12 nghìn cho 1 bát phở không ngon lành gì trong quán. Bài học: bình dân người ta ăn gì thì mình ăn đấy.

- Có thể ở tại nhà khách Huyện ủy hoặc mang trại cắm trên bãi biển (cần xin phép trước).

- Đặt các bữa ăn tại bếp ăn của nhà khách.

- Nhà khách huyện ủy Cô Tô cách cảng tàu 600m. Đi bộ mất 10’, xe ôm 5.000/người. Sđt (033) 889 388/ 0912 658 659. Giá 100.000-120.000 vnđ/phòng. tiện nghi cơ bản. Không có nóng lạnh, có TV. Khách sạn có điện từ 18h – 23h. Do thiếu điện nên khó ngủ vào mùa hè. Đôi khi có muỗi, thú vị nhất là cô lễ tân thường xuyên vắng mặt. Đi lại bất kể giờ giấc, khách tự mở, đóng cửa. Phòng tầng 2 bắt đầu có view nhìn ra biển và khu vực cảng.

- Nhà nghỉ Mai Lan (sđt (033) 889 301) với vài phòng xập xệ, hơi bí, giá từ 120-150k. Ở đây có 1 phòng có điều hoà, nhưng sau 11h thì tắt.

- Gần sát bãi Vàn Chải có nhà nghỉ Minh Vượng (ko có sđt), mới xây nên trông khá khang trang, sạch sẽ, tươi tắn.

4. Chơi bời:

a. Điểm nhấn ở Cô Tô:

Một thoáng bình yên.
- Vàn Chải buổi sáng, thuỷ triều chưa lên, bãi cát đẹp
- Hồng Vàn: rất đẹp và nên thơ vào buổi chiều.
- Ngắm Cô Tô từ trên Hải đăng vào bình minh hoặc hoàng hôn
- Đi xe đạp ở Cô Tô
- BBQ bãi biển
- Thăm cảng Bắc Vàn
- Từ cầu cảng rẽ phải đi ngược lên ngắm bãi đá
- Ở Cô Tô cũng có internet nhé.

b. Hải đăng:

Hoàng hôn sắc màu trên bãi biển Vàn Chải
- Hải đăng nằm ở độ cao hơn một trăm mét so với mực nước biển, bên cạnh ngọn đèn chính còn có một ngọn đèn nhỏ hơn. Năng lượng dành cho hải đăng không phụ thuộc điện lưới hay điện máy nổ, mà được lấy từ năng lượng mặt trời, tích lũy trong một hệ thống ăcquy, để đảm bảo trong mọi điều kiện thời tiết thì hải đăng vẫn sáng.

- Có lẽ đây là một trong những ngọn hải đăng có tầm nhìn đẹp nhất, bởi đứng trên đỉnh núi giữa một hòn đảo, nên bốn phía là biển xanh, gần là núi, xa là đảo, xa hơn nữa là phía đất liền với những dãy núi uốn lượn

-Khi tham quan hải đăng, cần xin phép trưởng đồn để trèo lên ngọn hải đăng.

c. Bến Vàn Chải:

Cầu cảng đảo Thanh Lâm.
- Bến Vàn Chải là một cảng nước nông, bờ thoai thoải. Bãi có nhiều đá nhỏ, đầu và cuối bãi có những dải đá chạy ra tận biển, đáy có đá sỏi. Đoạn giữa bãi khá bằng phẳng, cát sạch.
- Có lẽ do có hai bãi Vàng Chải và Hồng Vàn đẹp quá rồi, nên cũng chẳng mấy ai tắm ở đây nữa.

d. Nghe nói từ nhà nghỉ Minh Vượng (cạnh bãi Vàn Chải), đi theo đường mòn về phía sau nhà; hoặc trèo ra sau bãi đá phía bên phải ở biển Vài Chải, sẽ gặp 1 bãi biển cực đẹp và hoang sơ và vắng, "đẹp nhất Cô Tô"