This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Hòn Cau còn hơn cả... thiên đường

Có thể nói, du khách nào đến với hòn Cau ở Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng dễ bị choáng ngợp trước vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vỹ nhưng không kém phần lãng mạn của một thiên đường nhiệt đới giữa biển khơi.

Bờ biển của Hòn Cau vẫn còn rất sạch và hoang sơ.

Nơi đây, bờ cát trắng trải dài dọc theo dãy núi hình cánh cung, xen lẫn là hàng dừa và cây Phong Ba sừng sững chắn gió. Biển hòn Cau xanh bất tận, sâu lắng tiếng sóng vỗ rì rào vào bờ đá, từng làn sóng tung bọt trắng xóa, kéo du khách hòa vào không gian tuyệt vời.

Để đến được hòn Cau vào tháng bảy thật không dễ vì hòn Cau là một hòn đảo nhỏ nằm cách xa đảo chính Côn Sơn (người dân quen gọi là Côn Đảo). Nếu di chuyển bằng tàu thì mất gần hai giờ hoặc mất gần một giờ nếu di chuyển bằng ca nô.

Ngày nay, với nhiều người, hòn Cau có trước rồi mới đến... thiên đường. Nơi đây cảnh vật và thiên nhiên vẫn còn giữ được nét hoang sơ chưa bị tác động nhiều bởi con người. Do khoảng cách địa lý thuận lợi và được quy hoạch trong phân khu bảo tồn biển của Vườn Quốc gia Côn Đảo nên hệ sinh thái rừng và biển ở hòn Cau còn khá hoang sơ, biển rất sạch và trong.

Những rặng dừa xanh rì xen lẫn những cây phong ba trên đảo.

Sau hơn một giờ lênh đênh trên tàu tuần tra của Vườn Quốc gia Côn Đảo và gần nửa giờ để trung chuyển, cuối cùng chúng tôi cũng đã đặt chân lên hòn Cau. Cảm nhận của mọi người về không gian ở đây thật thú vị, cảm giác mệt mỏi và cái nắng gắt giữa trưa hè tháng 7 như dịu lại.

Thật thích thú khi đặt chân lên bãi cát trắng mịn và đắm mình dưới những rặng dừa xanh rì thẳng tắp tại trạm kiểm lâm hòn Cau, và xen lẫn là hàng cây Phong Ba với những chùm hoa khoe sắc mỗi khi hè về.

Chúng tôi cảm thấy như vừa lạc vào cõi thiên đường, bao lo toan mệt nhọc trong cuộc sống hối hả dường như tan biến, những bộn bề cuộc sống dường như đã ở sau lưng. Tất cả chỉ còn lại tiếng sóng rì rào, tiếng gió lao xao bên hàng cây và chúng tôi.

 Chuẩn bị bữa trưa với cá tươi mua từ chợ Côn Đảo.

Ai cũng háo hức mắc vội một chiếc võng "xí" chỗ đẹp dưới những tán cây Phong Ba để nghỉ trưa bên bờ biển. Phong cảnh nơi đây quá đẹp, quá nên thơ, dẫu biết đánh giấc ngay thì hơi phí nhưng buồn ngủ quá biết làm sao…

Tuy nhiên, cơn đói đã buộc một số thành viên phải xắn tay áo thổi lửa. Do hòn Cau nằm biệt lập hoàn toàn với khu dân cư, nên đoàn phải chuẩn bị trước thực phẩm, đồ nấu nướng từ thị trấn Côn Đảo. Cũng may, anh em kiểm lâm nơi đây rất hiếu khách và nhiệt tình, luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để đoàn chúng tôi cảm thấy thoải mái và thuận tiện nhất.

Sau bữa trưa đơn giản, đoàn tiếp tục cuộc hành trình băng rừng đến bãi Cô Vân (cách trạm kiểm lâm khoảng 2,5 km)  với địa hình đồi núi cheo leo. Hành trình này có vẻ hợp gu với những phượt thủ mê mạo hiểm.

Phần thưởng cho chuyến chinh phục này là một bờ biển hoang sơ, biệt lập với thế giới bên ngoài. Đứng trên bãi biển, chúng ta có cảm giác cả hòn đảo này là của riêng mình. Khi thả mình xuống dòng nước mát lạnh trong tận đáy, bạn dễ choáng ngợp khi ngắm nhìn từng vỉa san hô huyền ảo sắc màu, từng đàn cá bơi lội tung tăng ngay dưới chân mình.

 Vượt qua vách núi cheo leo bằng dây thừng treo trên vách đá.

Tại đây, mọi khoảng cách dường như được xóa bỏ, mọi thành viên như hòa lại thành một. Điểm nhấn đẹp nhất cho chuyến chinh phục này là cảnh đẹp đến ngỡ ngàng khi hoàng hôn buông xuống bãi Cô Vân.

Khi màn đêm buông xuống, chúng tôi được chứng kiến một hiện tượng kỳ thú có lẽ chỉ xuất hiện tại những vùng biển hoang sơ như thế này. Đó là hàng triệu đốm sáng li ti như ánh sáng của đom đóm trải dài trên mặt nước khi sóng biển khuấy động, tiếc là ánh sáng phát ra yếu, máy ảnh chúng tôi không thể ghi lại được hình ảnh tuyệt vời này.
Vượt qua vách núi dựng đứng với độ cao 40m.

Theo giải thích của các nhân viên Vườn Quốc gia, những đốm sáng này phát ra từ các phiêu sinh vật biển, và chúng chỉ xuất  hiện tại những vùng biển chưa bị ô nhiễm.

Khác với những điểm du lịch thông thường, hòn Cau có quy định rất nghiêm ngặt, mọi sinh hoạt của con người đều phải ngừng lại trước 19 g30, trả lại sự yên tĩnh vốn có của nơi đây để nhường chỗ cho những "chủ nhân" thực thụ. Đó là rùa biển và các động vật khác.

Trò chơi vận động trên biển.

Với môi trường hoang sơ và được bảo vệ nghiêm ngặt, hàng năm vào khoảng tháng 4 đến tháng 10, nơi này thường xuyên xuất hiện rùa lên bờ đẻ trứng.

Trước khi đặt dấu chấm câu, xin được nói thêm, hòn Cau còn có tên Xóm Bà Thiết, gắn với nhân vật Võ Thị Thiết, người có công đầu trong việc việc khai khẩn và tạo dựng). Với diện tích 1,8 km2, nằm cách đảo chính khoảng 10km về hướng Đông Bắc, Hòn Cau là hòn đảo duy nhất (ngoại trừ đảo chính Côn Sơn) có mạch nước ngầm và cây ăn trái (chủ yếu là dừa và chuối).

Đoạn đường trở về trạm kiểm lâm.

Côn Đảo nói chung và hòn Cau nói riêng, ngày xưa đã từng là địa ngục trần gian, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng bị lưu đày và biệt giam nơi đây.

Những điều cần lưu ý khi đến hòn Cau

- Nằm khá xa so với các đảo khác, hòn Cau là nơi đầu sóng ngọn gió của quần đảo Côn Sơn. Việc đi lại chủ yếu bằng thuyền, những lúc sóng lớn hành khách được trung chuyển từ thuyền lớn vào đảo bằng xuồng cao su. Do đó, du khách cần phải bảo quản thật kỹ hành lý để tránh bị ướt (do dễ bị rơi xuống biển).

 Rùa biển lên bờ đẻ trứng.

Diện tích hòn Cau khá nhỏ, không có điện nên mọi tiện nghi hầu như không có. Việc tham quan đảo cũng hạn chế (không quá 24 khách/lần) để tránh ảnh hưởng đến môi trường đảo.

- Du khách khi tham quan đảo nên hạn chế đem theo nhiều hành lý, các vật dụng khi không còn sử dụng cần gom lại một chỗ để đem về thị trấn để tiêu hủy ,tránh làm ô nhiễm môi trường đảo. Đặc biệt, du khách không được xả rác thải ra môi trường (nhất là các vật dụng làm bằng vật liệu khó tiêu huỷ như nhựa, ni lông...).

10 điểm đến ngoài tour tại Vũng Tàu

Hầu như người Sài Gòn ai cũng từng có dịp đi Vũng Tàu – một địa danh du lịch rất quen thuộc. Nhưng có một Vũng Tàu khác, với những điểm đến ít có trong tour của các công ty du lịch…

1- Ngắm Vũng Tàu từ tàu cánh ngầm

Vũng Tàu chỉ cách TP.HCM 110km với 2h30 phút xe tốc hành máy lạnh. Thế nhưng bạn hãy thử một lần lướt sóng cùng tàu cánh ngầm để có một cảm giác mới lạ hơn. Xuất phát từ bến Bạch Đằng, tàu chạy êm ru trên dòng sông êm đềm, len lỏi giữa những rừng cây xanh ngát. Chỉ sau 1h15phút cửa biển mênh mông hiện ra trước mắt. Từ khoang tàu, bạn thỏa thích ngắm nhìn thành phố Vũng Tàu, với Núi Lớn, Núi Nhỏ ẩn hiện xa xa. Giá vé tàu 160.000đ/người, mỗi ngày có 4 đến 6 chuyến đi về, khá tiện lợi.

2- Êm đềm bãi Chí Linh

Bãi Trước, Bãi Sau đông nghẹt người tắm biển là quang cảnh thường thấy ở Vũng Tàu. Nếu không muốn chen nhau thuê dù, ghế... với giá cắt cổ, tắm biển xong lại chen nhau tắm nước ngọt, mời bạn đến với bãi biển Chí Linh.

Nằm ngay ngã tư đường 3/2 và Nguyễn Hữu Cảnh, chỉ cách khu trung tâm 3km, Chí Linh đã được quy hoạch thành làng du lịch khá đẹp. Bãi biển vắng vẻ thơ mộng, bạn tha hồ tắm biển và nằm thư giãn, phơi nắng cả ngày mà không bị hàng rong quấy rầy.

3- Chùa Quan Âm bãi Dâu
Quan âm Bồ tát Tự.

Niết Bàn Tịnh Xá, Linh Sơn Cổ Tự... là những ngôi chùa quen thuộc nằm trong các tour du lịch. Mời bạn đến thăm một ngôi chùa khác nằm trên đường Trần Phú - chùa Quan Âm Bồ Tát.

Chùa tĩnh lặng nhìn xuống Bãi Dâu sóng vỗ rì rào. Nổi bật giữa khung cảnh chùa là tượng Phật Bà Quan Âm cao 16m đứng trên tòa sen trắng.

4- Tượng Đức mẹ bồng con trên núi


Tượng Chúa Kitô giang tay nằm trên núi Nhỏ là một thử thách cho các bạn trẻ khi phải vượt qua cả ngàn bậc thang để lên đến đỉnh. Nếu đã có tuổi hoặc thể lực không cho phép, bạn hãy lên thăm tượng Đức Mẹ bồng con trên đường Trần Phú, gần quán ăn Cây Bàng.

Độ cao ở đây thấp hơn, nhưng cũng vừa đủ đẹp để ngắm nhìn biển và chụp ảnh. Tượng Đức Mẹ cao 27,5m nằm ở độ cao 60m cách mặt biển, dưới chân tượng, ở độ cao 25m, là Đền Thánh. Ngày xưa khu này là rừng rậm hoang vắng, đến đầu thế kỷ 20 giáo dân mới khai phá trồng dâu nuôi tằm. Tên gọi Bãi Dâu bắt nguồn từ đấy.

5- Chinh phục hải đăng Vũng Tàu

Hải đăng Vũng Tàu là ngọn đèn biển có hình tháp tròn đường kính 3m, cao 18m nằm trên đỉnh núi Nhỏ ở độ cao 170m so với mặt biển. Chinh phục Hải Đăng khá dễ dàng, chỉ cần 10 phút xe gắn máy là bạn đã ở trên đỉnh Núi Nhỏ lộng gió.

 Tượng Chúa giang tay nhìn từ ngọn hải đăng.

Từ đây bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố Vũng Tàu với 3 mặt là biển xanh ôm ấp. Lần theo đường cầu thang xoáy ốc lên đỉnh tháp , chạm tay vào bóng đèn biển khổng lồ chiếu xa 35 hải lý là một cảm giác thật khó tả.

6- Vượt biển thăm hòn Bà

Hòn Bà là một hòn đảo nhỏ nằm trên biển, cách mũi Nghinh Phong 200m, giữa bốn bề nước biển. Tuy nhiên bạn vẫn có thể vượt biển ra thăm Hòn Bà mà không cần tàu thuyền gì cả.

 Thủy triều xuống hé lộ đường ra Hòn Bà.

Hãy đợi buổi chiều, khi thủy triều xuống, con đường đá sỏi dẫn từ bờ cát ra đảo dần dần lộ ra. Lúc này bạn ung dung dạo bước trên biển, nước xâm xấp dưới chân mát lạnh. Trên đảo có miếu thờ Bà và một hầm bí mật, nơi hội họp của chiến sĩ cách mạng hồi xưa. Nhưng bạn hãy nhớ quay trở về đất liền trước khi trời tối, lúc thủy triều bắt đầu lên từ từ ngập hết con đường!

7- Câu cá với dân làng chài

Làng chài Bến Đá nằm cách thắng cảnh náo nhiệt Thích Ca Phật Đài chỉ vài trăm mét, nhưng khung cảnh khác hẳn. Để vào làng bạn sẽ đi qua những con đường cá khô thơm nắng vàng hiền hòa tĩnh lặng. Thời tiết đẹp, bạn có thể theo dân chài làm một buổi câu cá gần bờ hết sức thú vị. Chỉ sau nửa giờ rời bến tàu là đến điểm buông câu. Bạn sẽ được hướng dẫn sử dụng cần câu, mắc mồi câu, thả câu và chờ đợi những chú cá mú, cá hồng, cá ngát... cắn câu.
 Đường vào làng chài.

Cảm giác tự tay giật cần câu với chú cá gần cả ký lô nặng trĩu thật khó quên. Thành quả lao động lập tức được chế biến đơn giản ngay trên tàu thành bữa tiệc hải sản dã chiến. Cá hồng nướng muối ớt, cá mú nấu cháo, cá ngát thì nấu lẩu... Thêm vài ly đế trong mắt mèo, tâm hồn như chếnh choáng cùng sóng biển !

8- Nhà thờ Bến Đá

Nhà thờ Bến Đá như một con tàu lướt sóng ra khơi.

Đến thăm làng chài mà không ghé nhà thờ Bến Đá thì thật thiếu sót. Đây là nơi hội họp, sinh hoạt, tiệc tùng, cưới hỏi.. của dân làng chài.

Nằm trong khuôn viên thoáng mát, nhà thờ có kiến trúc hết sức đặc sắc, với thiết kế như một con thuyền trắng khổng lồ đang giương buồm hướng ra biển.

9- Đài liệt sĩ Vùng Tàu

Nằm ở vòng xoay giao lộ 3/2 và Lê Hồng Phong - cũng có tên là vòng xoay Đài Liệt Sĩ - ngay Bãi Sau, điểm tham quan này bao gồm một Đài liệt sĩ nằm giữa vòng xoay và một đền thờ nằm trên đỉnh đồi bên cạnh.

Đền thờ liệt sĩ Vũng Tàu.

Đây là địa điểm vui chơi và hóng mát mỗi chiều của dân địa phương. Vào những buổi chiều rảnh rang, bạn hãy thuê một chiếc xe đạp dạo vòng vòng Đài Liệt Sĩ rồi lên đỉnh đồi ngồi trên bãi cỏ ngắm cảnh thành phố biển chiều tà rất thú vị. Có rất nhiều điểm cho thuê xe đạp đôi dọc Bãi Sau, giá thuê là 15.000đ/chiếc.

10- Vũng Tàu ẩm thực
Bánh khọt là đặc sản danh tiếng Vũng Tàu. Nhưng ngoài bánh khọt, bánh bèo Tuyết Mai đường Phan Chu Trinh cũng là món quen. Quán nằm trong vườn cây rộng mát. Nước chấm ở đây thuộc hàng số dzách. Ngoài bánh bèo ra bạn còn có thể gọi nem nướng, gỏi cuốn…

Nếu thích ăn hải sản, đừng nghĩ Vũng Tàu chỉ có quán Cây Bàng. Đến thăm làng chài Bến Đá trên đường Trần Phú, bạn hãy ghé qua chợ hải sản. Nơi đây có một loạt vựa như: Thành Phát, Hồng… bán hải sản tươi ngon vừa được đánh bắt mà giá cả rất mềm.

 Bánh khọt, đặc sản Vũng Tàu

Vũng Tàu còn có quán lẩu cá đuối 40 Trương Công Định ngon quên trời đất, ngồi lề đường, ngắm thành phố, ăn miếng cá ngon ngọt, bạn cảm thấy mình không khác gì dân nhậu Vũng Tàu "chính hiệu con nai vàng".

Còn nếu đã quá quen với đồ biển và muốn đổi món? Đến Bảy Chuyển II ăn thịt rừng hay Vườn Bàng đường Nguyễn Thái Học ăn thịt nướng xiên cũng là ý hay. Gia vị ướp thịt nướng đúng kiểu Nga ở Vườn Bàng đã làm nên tên tuổi của quán. Khách tây, các chuyên gia Nga mỗi chiều đến đây đông kín, ai cũng thích thú hít hà khói tỏa lên từ các xiên thịt nướng!

Phố ăn đêm đường Đồ Chiểu cũng là nét đặc trưng của Vũng Tàu. Sau một ngày tắm biển, tham quan, leo núi…, hãy làm một tô cháo bồ câu nóng hổi, lặng lẽ nhìn thành phố về khuya, để thấy, vùng đất này tuy thân thương, quen thuộc mà vẫn còn nhiều điều mới lạ cần khám phá…

Theo báo Phụ Nữ 

5 điểm lý tưởng ở miền Bắc cho tuần trăng mật

Không có điều kiện nghỉ dài ngày và kinh phí cũng có hạn, các đôi mới cưới ở miền Bắc có thể chọn những địa điểm gần để có kỳ nghỉ tuyệt vời.

1. Sapa

Dù bạn cưới vào tháng nào trong năm thì cũng có thể chọn Sapa là điểm đến cho tuần trăng mật. Nằm ở độ cao trên 1.500 m nên khí hậu Sapa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15 - 18 độ C. Mùa hè thì mát mẻ, mùa đông có thể xuất hiện băng giá và tuyết rơi, từ tháng 5 đến tháng 8 là có mưa nhiều.
Bản Cát Cát Sapa

Sapa có núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Tả Phìn ẩn hiện trong sương. Từ thị trấn Sapa, đi về phía tây khoảng 12 km trên đường đi Lai Châu, bạn sẽ gặp Thác Bạc với những dòng nước đổ ào ào từ độ cao trên 200 m tạo thành âm thanh núi rừng đầy ấn tượng. Bạn cũng có thể thuê xe máy đến các bản Cát Cát, Tả Phìn để thăm cuộc sống đồng bào miền cao và ngắm cảnh những ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ.

Giá phòng ở Sapa tương đối hợp lý, chỉ từ 300 nghìn cho một ngày đêm. Tuy nhiên khi đi trăng mật, tốt nhất hai vợ chồng nên chọn nghỉ ở các khách sạn 3 - 4 sao để tận hưởng trọn vẹn các dịch vụ tốt và chọn phòng có tầm nhìn đẹp hơn như Victoria Sapa hay Topas Eco Lodge, nơi vợ chồng CEO Facebook, Mark Zuckerberg, từng nghỉ.

2. Hạ Long
Có thể bạn đã đi du lịch Hạ Long cùng gia đình nhiều lần nhưng hãy làm mới cho chuyến hành trình của riêng hai người bằng cách chọn tour nghỉ trên du thuyền cao cấp 3 ngày 2 đêm. Đó cũng là cách thú vị để vợ chồng mới cưới tận hưởng nắng sớm bình minh trên biển đầy thơ mộng và lênh đênh cùng những con sóng vỗ rì rào.

Bạn nên đặt trước phòng trên du thuyền để tránh tình trạng hết phòng vào những dịp cuối tuần. Có rất nhiều du thuyền như Bhaya, Paradise Cruises, Poseidon Sails... với chất lượng từ 3 sao đến 5 sao cho bạn lựa chọn với giá cả dao động từ hơn 2 triệu đến hơn 5 triệu/người tùy chất lượng phòng và số ngày nghỉ.

3. Tam Đảo

Với cặp vợ chồng luôn bận rộn, không có nhiều thời gian thì Tam Đảo là lựa chọn lý tưởng để cùng hưởng thời gian yên bình bên nhau. Không nhiều điểm thăm quan, không đông dịch vụ nhưng chỉ cảnh sắc thị trấn giữa trời mây, lãng đãng sương mù của Tam Đảo cũng đủ để bạn và người ấy quên hết mọi lo toan và tận hưởng trọn vẹn kỳ trăng mật ngắn ngủi nhưng hạnh phúc.

Giá phòng ở Tam Đảo cũng không hề cao nếu bạn chọn những nhà nghỉ xung quanh thị trấn, giá cả phòng chỉ từ 300.000 đến 400.000 đồng/phòng/đêm. Còn muốn chọn nơi nghỉ dưỡng sang trọng hơn, bạn có thể chọn Belvedere Resort Tam Đảo với giá từ 1,5 triệu đến 5,5 triệu/phòng/đêm. Trong bữa ăn, hãy chọn món ngọn su su tươi ngon, đặc sản của nơi đây để thưởng thức nhé.

4. Cát Bà
Cát Bà có địa hình vườn đa dạng, chủ yếu là dãy núi đá vôi với nhiều hang động kỳ thú và xen kẽ là những bãi cát trắng phau, mịn màng. Tới đây, bạn vừa có thể tắm biển vừa đi thăm quan vườn quan gia với hệ sinh thái rừng nhiệt đới nguyên sinh vừa thư giãn tắm biển trong lành.

Giao thông ra Cát Bà giờ rất thuận tiện. Hai bạn có thể đi ôtô hoặc phà đều được. Tuy nhiên các dịch vụ và giá cả ở Cát Bà khá đắt. Phòng nghỉ đều có giá từ 500 nghìn đồng trở lên nhưng rất sẵn, không lo không có phòng nếu đến mà không gọi điện trước, dù là dịp cao điểm.

Nếu không thích chỗ đông người thì bạn có thể chọn các resort bên bờ biển của Cát Bà như Sunrise Resort hay Sandy Beach Resort, vừa có thể thư thái nằm nghỉ lại vừa tận hưởng được bầu trời trong xanh cùng không khí trong lành nơi đây.

5. Đảo Cô Tô
Đảo Cô Tô (Quảng Ninh) mê hoặc du khách bởi những bãi biển hoang sơ với bờ cát trắng và làn nước trong xanh. Nhẹ cất bước trên con đường tình yêu, ngồi bãi đá ngắm trăng cũng đã thú vị lắm, đấy là chưa kể cùng sánh đôi dạo bước thả hồn mình hòa quyện với thiên nhiên nơi thung lũng bình yên và lãng mạn.

Để đến Cô Tô, từ Hà Nội, bạn đi xe buýt từ bến xe Hà Đông, Mỹ Đình, Lương Yên đến thị trấn Cái Rồng (Vân Đồn - Quảng Ninh). Từ cảng Cái Rồng hằng ngày có hai chuyến tàu đi Cô Tô và ngược lại. Cô Tô chỉ mới có những nhà nghỉ bình dân, chưa có các dịch vụ du lịch hay resort cao cấp. Green CoTo là khách sạn duy nhất ở Cô Tô đi tắm biển mà không cần phương tiện giao thông. Hơn nữa khách sạn còn có khu nghỉ biển hoàn toàn miễn phí. Đồ hải sản ở Cô Tô rất tươi ngon, giá cả cũng không phải quá đắt. Hãy thưởng thức hết những cảnh đẹp và món ngon ở đây cho kỳ nghỉ ngọt ngào nhé.
Theo Ngoisao

Du lịch tết 2013 tiết kiệm

Còn không đầy một tháng nữa là đến tết. Tết năm nay có đến chín ngày nghỉ. Đi đâu, làm gì để thư giãn, nghỉ ngơi trong những ngày tết là câu hỏi của nhiều gia đình, nhiều bạn trẻ; đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tiền thưởng không mấy dồi dào.
Những tay đi du lịch chuyên nghiệp sẽ tư vấn cho mọi người về cách chơi tết tiết kiệm trong bài sau:

Du lịch tết giá rẻ

Khủng hoảng kinh tế đã có những ảnh hưởng nhất định đến xu thế đi du lịch tết năm nay. Các gia đình hay nhóm đi sẽ không dễ dàng lựa chọn được một chuyến du lịch tết như ý khi phải nhìn vào “hầu bao” để quyết định. Tự cung, tự cấp, tự tổ chức chuyến đi vì thế sẽ là một lựa chọn hợp lý cho các chương trình du xuân.

Để khắc phục khó khăn về kinh tế mà vẫn thỏa mãn nhu cầu du lịch tết, nhiều người sẽ bằng lòng với phương án tự tổ chức cung đường, tự di chuyển, đặt nhà nghỉ, thậm chí tự chuẩn bị đồ ăn thức uống như một chuyến picnic lớn trong năm.

Vất vả, mất công sức chuẩn bị xe cộ, nơi ăn chốn ở, nhưng bù lại bạn sẽ có một chuyến du lịch giá rẻ và cả niềm vui lên kế hoạch cho chuyến đi.

Du lịch “bụi” trong nước

Bản thân khái niệm du lịch “bụi” đã hàm ý về một chuyến đi tự túc với chi phí tiết kiệm. Phần đông giới trẻ ngày nay yêu thích hình thức du lịch này, vì ngoài yếu tố kinh tế, đi “bụi” cũng là cách để họ rèn luyện kỹ năng sống, góp nhặt kinh nghiệm cho bản thân.

Lâm Anh - một dân đi có thâm niên ở TP.HCM - cho biết năm nào cũng tranh thủ kỳ nghỉ dài để đi du lịch cùng bạn bè nhưng chi phí thấp. Năm thì làm chuyến du lịch Tây nguyên với điểm dừng chân đón giao thừa ở Đà Lạt (Lâm Đồng), năm thì rong ruổi các bãi biển Nam Trung bộ với điểm dừng chân ở cực Đông (Phú Yên)... Năm nay, dự kiến điểm đến của Lâm Anh và nhóm bạn là tour ĐBSCL với điểm dừng chân đón giao thừa trên núi Cấm (Tịnh Biên, An Giang).

Tương tự, với T.Thủy ở Hà Nội là các lễ hội Gầu Tào ở Pha Long (Mường Khương, Lào Cai), Say Sán ở Sín Chéng (Simacai, Lào Cai) hoặc các chuyến du xuân Tây Bắc, rong ruổi Mộc Châu (Sơn La), Điện Biên, Sìn Hồ (Lai Châu), Sa Pa (Lào Cai)...

Hiện trên các trang mạng xã hội, việc tìm bạn đồng hành “chinh phục đỉnh Phanxipăng”, “khám phá Lý Sơn - Quảng Ngãi”, “xuyên Việt”, “Huế - Đà Nẵng - Hội An” hay “phượt miền Tây” là những chủ đề đang được các bạn trẻ quan tâm. Từ TP.HCM, cung đường du xuân qua Phnom Penh - Sihanoukville - đảo Koh Rong (Campuchia) cũng là những gợi ý khá mới mẻ. Ở khu vực Đông Nam bộ, miền Trung thì lái xe ra biển Phú Yên, Nha Trang, Vũng Tàu, Mũi Né hay khám phá Đà Lạt, Tây nguyên là những hành trình được nhiều bạn trẻ lựa chọn.

Trong khi đó, ở khu vực phía Bắc, điểm đến ưa thích của dân “bụi” ngày tết luôn là những vùng miền mang đậm dấu ấn mùa xuân như Mộc Châu, Sìn Hồ, Sa Pa - xứ sở của hoa đào, cao nguyên hoa mận trắng Bắc Hà (Lào Cai), miền lễ hội Pha Long, săn mây vùng cao Ý Tý (Bát Xát, Lào Cai), cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) với các lễ hội chơi núi đầu năm của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Một trong những phương tiện cơ động nhất, vừa tiết kiệm lại vừa thỏa mãn thú rong chơi của dân đi “bụi” chính là xe máy. Hình thức này phù hợp với các nhóm thành viên chưa có gia đình, trẻ tuổi, luôn háo hức tìm kiếm sự khác lạ và mới mẻ trong cuộc sống. Xe máy cũng giúp các nhóm bạn đến được các vùng miền sâu hơn, xa hơn, có cơ hội tiếp cận kỹ với dân bản địa và khám phá phong tục tập quán đón tết của các dân tộc khác nhau ở các vùng Đông Bắc, Tây Bắc hay Tây nguyên. Việc cùng nhau đi du lịch giúp chia sẻ chi phí như xăng xe, nhà nghỉ, ăn uống. Chi phí cơ bản cho một chuyến đi trung bình năm ngày không quá đắt, thậm chí rất rẻ nếu điểm đến không phải là những điểm du lịch phát triển, bạn không có nhu cầu tiêu tiền vào bất kỳ dịch vụ hay sản phẩm gì.

Khi được hỏi về kinh phí cho du lịch tết, T.Thủy ước tính cùng với 3-4 bạn đồng hành, chỉ cần mỗi người góp 1,5-2 triệu đồng là có thể tổ chức một chuyến du xuân như ý. Trong đó, xe máy là của mình, tiền xăng khoảng 500.000 đồng/người/chuyến, còn lại là chi phí ăn ngủ khoảng 200.000-250.000 đồng/ngày là đủ xông xênh.

Du xuân nước ngoài
Chuẩn bị du lịch tết giá rẻ với nhiều dân đi “bụi” đã thành chuyện bình thường hằng năm, nhất là với các hành trình vượt ra ngoài biên giới. Thời điểm để săn vé máy bay tết giá rẻ đã qua cách đây 1-2 tháng, khi các hãng tung ra một loạt chương trình khuyến mãi, thậm chí có hãng đã bán vé trước cả năm trời. Tuy vậy nếu chịu khó tìm kiếm và kiên nhẫn tính toán, đi sớm hoặc về muộn, tránh các thời gian cao điểm, bạn vẫn có cơ hội mua được vé máy bay với chi phí hợp lý để tham quan các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia với một tour trung bình 5-7 ngày. Ở VN, trang web của Bụi đường ca - www.baynhe.vn là một trang tham khảo về tư vấn vé máy bay giá rẻ rất tốt, cập nhật nhiều thông tin hữu ích và những chia sẻ giá trị.

Có kinh nghiệm, chị Thu Tâm và các bạn đã mua vé chuẩn bị qua Bali (Indonesia) đón tết từ nửa năm nay nhưng vừa mới kết thúc việc mua vé chặng cuối trong tuần này, với lộ trình cho năm chặng bay từ Hà Nội đi Kuala Lumpur (Malaysia), bay tới Surabaya (Indonesia) khám phá núi lửa Bromo, di chuyển từ cố đô Yogyjakatar (Indonesia) sang đảo Bali (Indonesia) với tổng kinh phí chưa đến 6 triệu đồng. Ước tính chi tiêu cho mười ngày du xuân sẽ khoảng 350 USD/người, ngoài vé máy bay.

Chị Tâm chia sẻ do kinh tế khó khăn, chi phí tăng nên ngân sách đi du lịch phải tăng, chứ mọi năm chị cùng các bạn đi du lịch Myanmar, Philippines chỉ khoảng 10 triệu đồng/người cho một chuyến đi kéo dài hơn tuần.

Với các tuyến bay nội địa hoặc giá vé quá cao, hoặc nếu có chương trình khuyến mãi thì chất lượng và dịch vụ chưa tốt, đôi khi bất tiện, thủ tục phức tạp, khó khăn so với việc dùng dịch vụ của các tuyến bay quốc tế. Dễ hiểu vì sao bốn năm gần đây, xu hướng du xuân nước ngoài lại đáp ứng được yêu cầu cả về chất lượng và giá cả của nhiều du khách đến vậy.

Giá rẻ cho các nhóm gia đình

Các hãng lữ hành trong nước liên tục tung ra những chương trình du lịch tết giá rẻ trong và ngoài nước để kích cầu du lịch. Với các nhóm gia đình, mua tour luôn là lựa chọn dễ dàng hơn cả vì không phải lo nghĩ gì, mọi việc đã có đơn vị lữ hành đáp ứng. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế “thắt lưng buộc bụng” hay “xuân này không thưởng tết” thì hiện vấn đề chi bao nhiêu tiền cho du lịch tết vẫn được cân nhắc kỹ lưỡng.

Có một xu thế du xuân cho các gia đình trung lưu trong vài năm gần đây, đó là du lịch bằng ôtô gia đình kết hợp với bè bạn như một lựa chọn khá hoàn hảo. Năm nay với thời gian nghỉ tết kéo dài đến chín ngày, các gia đình có thể cùng nhau lái xe xuyên Việt, lên rừng, xuống biển khám phá VN. Miền Bắc muốn tránh rét thì chạy xe vào miền Trung, miền Nam đón nắng. Tuy nhiên không có nhiều nhóm gia đình trong Nam chọn cách xuyên Việt đón tết ở ngoài Bắc vì sợ... rét mà thường chọn các điểm đến có tính thư giãn, nghỉ dưỡng gần nhà trong bán kính 300km để tổ chức chuyến đi.

Hấp dẫn hơn, các gia đình có thể thực hiện kế hoạch khám phá Campuchia, Lào, Thái Lan bằng đường bộ để chủ động trong lịch trình. Từ TP.HCM, các nhóm có thể tham khảo lịch trình du xuân ở Campuchia bằng đường bộ dựa trên lịch chạy xe của các hãng vận tải Sapaco, Mai Linh, Kumho... để đến Siem Reap với quần thể Angkor, thủ đô Phnom Penh, biển Sihanouk Ville. Di chuyển tới Phnom Penh bằng đường thủy từ Châu Đốc (An Giang) qua cửa khẩu Vĩnh Xương cũng là một cách làm mới lịch trình. Nếu xuất cảnh ở cửa khẩu Xà Xía (Kiên Giang) sẽ khá dễ dàng bắt xe ôm hoặc taxi để tới biển Kep hoặc Kampot (Campuchia).

Từ Hà Nội, cung đường kinh điển có thể đi là Nậm Cắn (Nghệ An) - Xiêng Khoảng - Luang Prabang - Vang Viêng - Udon Thani - Vientiane - Cầu Treo (Hà Tĩnh) hoặc ngược lại. Lợi thế của cách đi này là thong thả, chủ động, rong ruổi trên các cung đường ở xứ người. Yêu cầu người tổ chức chuyến đi phải có kiến thức tốt về du lịch, có kinh nghiệm xử lý tình huống và có đam mê khám phá.

Tranh thủ mùa du lịch giảm giá nước ngoài

Dịp Tết Nguyên đán tuy cao điểm ở VN, Trung Quốc nhưng lại là mùa thấp điểm du lịch ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Giá vé máy bay quốc tế không hẳn cực rẻ như khoảng tháng 4, nhưng vẫn thấp hơn so với mùa hè chính vụ hay kỳ nghỉ đầu thu. Chưa kể giá landtour (dịch vụ tại điểm đến) rất hạ, nên đi chơi nước ngoài dịp tết vẫn hời.

Các hòn đảo nổi tiếng của Hi Lạp vốn dập dìu du khách lúc hè, nhưng khi đông về rất vắng vẻ hiu quạnh, người làm dịch vụ đóng cửa trở về nhà mình, còn dân địa phương trên đảo lại đi du lịch nơi xứ ấm. Lúc này, đến các đảo Mykonos, Santorini, Rhodos, Crete... bạn sẽ được hưởng trọn không khí thanh bình, tĩnh lặng và sự thân thiện, ấm áp của người bản xứ chính cống chứ không phải sự giả lả, lịch sự của dân ngụ cư làm theo thời vụ.

May mắn kiếm được mối trông nhà nghỉ mùa đông như Minh, một thành viên tích cực của diễn đàn phuot.vn, thì vừa có chỗ ở miễn phí lại có thù lao rủng rỉnh đủ đi tham quan lòng vòng trong vùng.
Theo Minh, tự sắp xếp và đặt các dịch vụ cho chuyến du lịch nước ngoài của mình vào dịp này có khi giá còn thấp hơn mua tour trọn gói, tuy vé máy bay đi các chặng loanh quanh trong khu vực Đông Nam Á như Bangkok, Hong Kong, Singapore, Kuala Lumpur, Bali... có phần khó kiếm. Theo đó, nếu đi xa hẳn tới châu Âu, châu Phi, Úc hoặc châu Mỹ lại có rất nhiều lựa chọn từ các hãng hàng không xuyên đại dương.

Giá vé khứ hồi bay đến các sân bay lớn ở châu Âu khoảng 20 triệu đồng. Chi phí lưu trú các khách sạn nhỏ trung bình 1 triệu đồng/đêm, nếu ngủ phòng nhiều giường giá khoảng 600.000 đồng/giường/đêm, đôi khi bao gồm cả ăn sáng. Chi phí đi lại bằng phương tiện công cộng khoảng 100.000-250.000 đồng/ngày nếu mua vé ngày và tùy thành phố lớn nhỏ. Giá vé tham quan 100.000-400.000 đồng/điểm...

Nếu đi châu Âu, Úc hay châu Mỹ, vào mua thực phẩm trong các siêu thị lớn, giá cả phần lớn còn rẻ hơn mức sinh hoạt ở các thành phố lớn của VN hiện nay.
Trừ phi tới các khu trượt tuyết nổi tiếng ở Thụy Sĩ, Ý, Áo hay Bắc Âu, du lịch châu Âu mùa đông nói chung dễ kiếm phòng ốc giá tốt theo ý. Không phải chen chúc với hàng đoàn du khách, không lo xếp hàng dài dằng dặc nhiều giờ ở các điểm tham quan nổi tiếng, vé máy bay nội địa liên tuyến châu Âu giá hạ hơn dù mua cận ngày. Quảng trường rộng thênh tha hồ tạo dáng chụp ảnh, bảo tàng thưa người thoải mái tiếp cận các hiện vật đặc biệt, chương trình biểu diễn nghệ thuật trong các nhà hát lại đầy kín và đa dạng...

Nếu ngại thời tiết giá lạnh, du khách sẽ chọn các nước phía Nam Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý - nơi nhiệt độ vẫn trong mức dễ chịu.

Bắc Phi cũng là một địa điểm ưa thích của dân du lịch tự do vào mùa đông. Khí hậu chỉ se lạnh vào ban đêm, ngày vẫn nắng ráo, nhiệt độ vừa phải. Vì không trùng vào lịch nghỉ của học sinh châu Âu nên giá dịch vụ ở các nước Tunisia, Morocco rất nhiều khuyến mãi.

Cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, các nước Bắc Phi có nền văn hóa đặc sắc, địa hình đẹp, hùng vĩ, lãng mạn cho du khách cảm giác phiêu du, như đến một thế giới khác.
Theo Mộc Hà, Châu Giang, LN, Minh Lý (TTO)

Mỹ Thanh Du Ký - Kỳ 2: Te ruốc và phạ đáy trên cửa Mỹ Thanh

Chúng tôi ra biển khi trời vừa đâm mây ngang. Chuyến đi này, chiếc ghe te ruốc của Huy - một ngư dân trẻ ở ngay đầu giồng Đồn sẽ có chuyến đi hơi đặc biệt.

Đầu tiên, Huy sẽ đưa chúng tôi đi tham quan những hàng đáy ruốc trong nắng sớm và ghé cồn 15, một cù lao giờ đã nổi cao và ngày càng mở rộng ở mé ngoài cửa biển Mỹ Thanh... “Tháng 3 bà già đi biển”. Biển êm cũng bắt đầu vô mùa Ruốc đến tận tháng 5 âm lịch. Có lẽ vì ở đoạn giữa của dòng Hải lưu Biển Đông, cùng với dòng chảy của sông Hậu đổ ra biển qua cửa Trần Đề, rồi dòng chảy của dòng Mỹ Thanh, tốc độ lấn biển của vùng cửa biển này thật nhanh...
 Tác giả và quay phim Tìa Lâm Huy trên cồn 15 vào sáng sớm.

Phải chăng đây cũng là lý do để hình thành nên dáng hình của những giồng cát ở Vĩnh Châu khi những giồng cát này luôn có hình dáng như một vòng cung lớn đồng phương với đường bờ biển.

Trước khi ghé vô đây Huy cũng cho chúng tôi biết một thông tin khá thú vị : “Cồn 15 giờ đã nối liền với cồn Trâu thành một giồng cát ngầm dài mút mắt. Ghe tàu đi không khéo mắc cạn như chơi. Còn luồng biển sâu nằm ở phía mặt trời mọc”.
  Một ghe te ruốc trước hàng đáy ruốc trên cửa Mỹ Thanh.

Có đặt chân lên cồn 15 mới thấy đuôi Cù Lao Dung thật gần, bãi biển Hồ Lạng, Hồ Bể cũng thật gần. Chợt nhớ câu “Thương Hải Tang Điền”. Tôi chợt nghĩ - chắc cũng chẳng còn mấy mà đuôi Cù Lao Dung sẽ vươn đến nơi đây!? Hoặc giả không chừng... chỉ cỡ chục năm nữa... người ta có thể đi bộ từ bãi Hồ bể ra đến chỗ này để ngắm biển?

Te ruốc và bữa cơm trưa trên biển
Nắng lên, chúng tôi bắt đầu cho chuyến te ruốc trên biển Hồ Bể. Quan sát 3 ngư dân hạ 2 càng te xuống và chuẩn bị cho một ngày làm việc trên biển mới hiểu, tại sao nghề biển dù mới chỉ loanh quanh gần bờ thôi nhưng đã rất cần một thể lực dẻo dai. Mỗi càng te bằng cây bạch đàn được nối lại dài khoảng 15-16 thước, đầu càng gắn một miếng sắt lớn uốn cong về phía trước như một bàn trượt. Cả 2 càng te gắn trước mũi ghe nằm trên một thanh gỗ lớn làm giá đỡ. Trước khi được đẩy xuống nước, 2 đầu càng te được gắn 2 trái bóng lớn bằng nhựa để tạo sức nâng lên để ngư phủ nhẹ bớt sức nặng. Đưa được 2 càng te xuống nước xong thì các ngư phủ còn phải nhảy xuống biển để gắn lưới, cân càng cho đồng hai bên… cuối cùng là tháo 2 trái bóng để bắt đầu công việc. Tất cả những công việc này đều cần đến thể lực và sự khéo léo…

Đi biển mỗi nghề có một cách ăn chia riêng. Te ruốc có hai kiểu chia: đi ngày và đi chuyến. Đi ngày thì bạn đi ghe sẽ nhận được một số tiền ấn định trước dù có chúng hay thất. Còn đi chuyến thì bạn ghe sẽ được theo tỷ lệ phần trăm đã xác định trên tổng số sản phẩm đánh bắt được. Anh chàng ngư dân nhỏ nhất của chuyến đi này tên là Nhí sau mẻ te đầu tiên thăm dò chọn đi ngày. Phụng-chọn đi chuyến. Chuyến này, te vô toàn ruốc Bông lau, thân ruốc lớn, trắng hồng. lẫn trong đụn là những chú cá dứa, tôm sắt, tôm giang, tôm bạc...
Đã xuống xong càng te và đang cài lưới.

Đang là mùa biển êm nên cả vùng biển ghe tàu thả lưới, ghe cào, ghe te ruốc xuôi ngược thật nhộn nhịp. Điện thoại di động đã phủ sóng ra tận ngoài biển nên ngư dân liên lạc hỏi chuyện trúng thất để lái ghe di chuyển ngược nước hay cắt ngang dòng chảy tìm luồng đánh trúng thật dễ. Một từ mà ngư dân khi hỏi thăm nhau thường dùng cũng thật “ngồ ngộ”. Đó là từ “đồ”. “Đồ từ sáng tới giờ khá không ? Có đồ nhiều không” ? “Cũng khá! Nhưng cá dứa nhiều quá”. “Sáng giờ đẩy 3 mẻ ngược nước khúc cống 16 coi bộ dính tạp nhiều quá”.

Hoá ra từ này là để chỉ loại hải sản chính của chiếc ghe, chiếc tàu nào đó? Nếu là ghe cào thì “đồ” chủ lực sẽ là tôm sắt, tôm thẻ, tôm giang. Còn ghe đi te ruốc thì “đồ” chính là con ruốc. Những hải sản khác chỉ là phụ thêm mà thôi. Tuỳ theo chiều đẩy mà cứ khoảng 10-15 phút thì kéo tùng lên để “xả đồ”. Mỗi mẻ chí ít cũng được non 2 ký ruốc, trúng thì hơn 5 kg.

Trời trưa đứng bóng, chúng tôi cùng 3 ngư phủ ăn bữa cơm trưa đạm bạc trên biển. Nồi cơm đã được vợ của Huy chuẩn bị trước vào sáng sớm cùng với dĩa khô cá rô phi được chiên sẵn. Hôm nay có 2 vị khách là tôi và quay phim Tìa Lâm Huy nên những chú tôm sắt, tôm giang, tôm thẻ cũng được luộc lên để đãi khách. Giữa biển, trời trưa nắng, ghe vẫn chạy, thi thoảng Nhí, Phụng hoặc Huy lại buông chén để kéo tùng - xả ruốc. Đang ăn đấy nhưng vẫn làm đấy…
 Ngư phủ Nhí với mẻ te đâu tiên.

Con nước chuẩn bị lớn. Huy quyết định về bến để phơi ruốc cho kịp nắng. Công đoạn lên hai càng te lúc này mới thật sự là vất vả và nguy hiểm hơn khi xuống. Không chỉ cần đến sức mạnh của thể lực mà các ngư phủ còn phải thật khéo léo mới có thể đưa 2 càng te khổng lồ này lên được trên ghe. Khi này, 2 đầu càng te đã xả lưới và được cột vào 2 trái bóng nhựa… Nhí và phụng mỗi người một bên để canh ghì cho 2 càng te đi thẳng… Huy cầm lái ở phía sau nhắp ga cho chiếc ghe nhóng lên phía trước từng đợt, từng đợt để hất ngược 2 càng te về phía sau cho đến khi 2 càng te lọt vào ngàm giữ ở phía sau lái. Đây đúng không phải là công việc dành cho những người không có cơ bắp và sức lực như tôi…

Huy cũng quyết định cân luôn số ruốc của một ghe bạn khoảng hơn 100kg với giá 10.000đồng/kg. Hôm nay đánh cũng trúng khá nên chiếc ghe này quyết định ở lại đẩy thêm con nước lớn. Như vậy kể như đã gần xong một ngày lao động. Nhí ngồi ở mũi ghe vô tư đùa nghịch với 2 chú rẹm. Nước lớn, chiếc ghe vô rạch Giồng Đồn. Những người phụ nữ ở nhà đã chuẩn bị xong bãi để phơi ruốc cho được nắng. Một ngày trên biển đã qua. Hôm sau, chiếc ghe và những ngư phủ lại tiếp tục ra biển.

Phạ đáy trên cửa Mỹ Thanh
Sách Gia định thành thông chí của tác gia Trịnh Hoài Đức ghi chép về Mỹ Thanh hải môn xưa như sau: “rộng 10 dặm, khi nước lên sâu 12 thước ta, nước ròng sâu 4 thước ta. Bờ phía tây có thủ sở... thổ sản ở đây là thuốc lá, dưa quả và phơi tôm khô”.  Đây cũng chính là lý do mà chúng tôi dành ra một ngày tìm hiểu về những sản vật đã làm nên danh tiếng của vùng cửa biển này.
Phụng và Nhí ở mũi ghe bắt đầu lên càng te.

Với nghề đáy, nước ròng thì bắt đầu cài đáy, đến khi nước chuẩn bị những lớn thì dỡ đáy, từ nghề nghiệp là phạ đáy. Những hàng đáy đóng ở trên sông gọi là đáy chỉ. Cá tôm vào hàng đáy chỉ thì đủ loại. Thế nhưng trước khi phân loại thành quả thì việc dọn rác, giũ đáy là công việc nặng nhọc nhất. Chính vì vậy mà một chủ đáy nếu gia đình ít người thì luôn có những bạn đáy đi cùng để phụ giúp. Từ việc cài đáy, lên đáy, giặt đáy cho đến việc lên cá và lựa cá. Nghề hạ bạc này luôn đòi hỏi những thân hình lực lưỡng tràn đầy thể lực. Những công việc nặng nhọc nhất gánh đàn ông đã làm xong, còn những công việc đòi hỏi sự tỷ mỷ, nhẹ nhàng và khéo tay, nhanh nhẹn được dành cho các chị, các em, đó là phân loại cá, tép, tôm… ra riêng từng loại, cân hàng.v.v.

Trò chuyện cùng tôi sau một chiều đáy vào một buổi trưa tháng 5/2012, ngư phủ An, một bạn đáy vui vẻ nói:
- Nghề này sống được anh à! Trung bình một tháng em đi khoảng 25-30 chiều đáy. Một chiều là 100 ngàn. Nuôi vợ con được. Lúc rảnh thì làm thêm mấy chuyện khác nữa.

Hoá ra  một “chiều” là một chiều con nước lên đáy, xuống đáy. Người đi bạn sẽ làm những công việc như: lặn xuống những cọc đáy để cài đáy, kiểm tra mành lưới… chiều lên đáy thì làm ngược lại nhưng cực hơn nhiều vì còn dọn rác, lựa cá, tôm và cuối cùng là gánh sản phẩm về sân.

Nghề đáy ngày nay trúng nhất có lẽ chỉ còn ở vùng cửa Mỹ Thanh với những hàng đáy thuộc làng chài Mỏ Ó. Dù vậy nếu so với những ngày trước thì đã kém hẳn. Những lão ngư dân cựu trào vẫn còn nhớ như in những ngày xưa, khi mà mỗi chiều đáy, một miệng đáy lên được cả trăm ký tôm cá. Bác Nguyễn Văn Heo, năm nay đã 71 tuổi và tự hào là người đã có 3 đời làm nghề đáy kể rằng:
Cân cá, tôm ở làng chài Mỏ Ó.

- Nghề đáy ngày xưa tính trúng thất bằng “chảo”, tức là chảo gang lớn để luộc tôm đó. Mỗi miệng đáy ở xứ này mà mỗi chiều lên chỉ có 2-3 chảo thì kể như thất! Còn trung bình thì phải từ 5 đến 7 chảo. Một chảo tôm như vậy sau khi phơi khô thì cân được khoảng 18 ký tôm khô. Bán chủ yếu lên miệt Sài Gòn, Chợ Lớn, Mỹ Tho và miệt ngoài chớ dân ở đây ăn gì hết.

Hoá ra vậy! Thành thử hỏi sao xưa kia vùng cửa sông này không nổi tiếng với con tôm khô.

Nghề nào cũng vậy! Ắt có lúc thịnh, lúc suy. Dân cư đông đúc, ghe tàu thêm đông, nhiều kiểu đánh bắt hiện đại và tinh vi hơn thì những phương thức đánh bắt truyền thống giảm sút sản lượng và hiệu quả cũng là điều dễ hiểu.

Làng chài Mỏ Ó giờ đã là bến tập trung những ghe tàu đánh bắt nhiều kích cỡ. Tàu lớn đánh lưới khơi, tàu đánh cá gộc, tàu cào, tàu lưới đủ cả. Gặp đúng con nước tàu về bến, hẳn khách phương xa ắt choáng ngợp trước sự náo nhiệt của những bến nước, của đầy ắp cá tôm. Cả làng chài náo nhiệt như một ngày hội.

Cho đến nay, biển được ví như “Bạc” vẫn đúng. Biển vẫn đem đến cho những ngư phủ niềm vui tràn đầy khi lên mẻ lưới trúng, biển hiền hoà nhưng cũng có khi khắc nghiệt với con người. Biển đòi hỏi những người ra biển phải có một thể lực sung mãn, tinh thần vững vàng, sẵn sàng đương đầu với bão giông bất chợt.

Chuyến phiêu du của chúng tôi ở làng chài Mỏ Ó kết thúc khi trời đã ngả về chiều. Khi những hạt nắng ươm rải khắp những giàn liếp, đượm thêm cho những sấp cá khô những sắc màu tươi tắn.
 
(Còn tiếp)

Mỹ Thanh Du Ký - Kỳ 1: Mênh mang Mỹ Thanh

Dòng Mỹ Thanh mênh mang, ôm trong lòng những truyền thuyết và huyền thoại về một thời mở đất.

Con sông có dòng chảy ngược

Từng giờ, từng phút, từng giây dòng Mỹ Thanh vẫn cần mẫn chở nặng phù sa đắp bồi cho đất mẹ vươn dần ra biển lớn. Không những vậy, với đặc thù địa lý của một vùng cửa sông đổ ra biển, Mỹ Thanh còn là dòng sông mang đến cho người dân vùng này biết bao sản vật của vùng đất rừng ngập nước, đem đến cho cư dân nơi đây một cuộc sống thật dễ chịu khi dưới tán rừng “ mùa nào thức nấy ”. Đây chính là điều cuốn hút chúng tôi quyết định phải thực hiện một chuyến phiêu du để khám phá vùng đất cửa sông này.

Sông Mỹ Thanh bắt đầu từ ngay Ngã tư rạch Cổ Cò (tên chữ là Lộ Cảnh), chảy theo hướng đông bắc và đổ ra biển Đông. Mỹ Thanh có chiều dài khoảng 25 km, là ranh giới tự nhiên của TX.Vĩnh Châu với huyện: Mỹ Xuyên và Trần Đề. Khi xưa, vùng đất bờ sông phía biển thuộc sứ Bạc Liêu, bờ phía trong này thuộc Ba Xuyên. Cách đây khoảng còn chưa lâu nếu so với chiều dài của dòng thời gian thì vùng đất hai bên bờ sông chủ yếu chỉ làm một vụ lúa nhờ nước trời nhưng ngày nay, những vuông tôm, những trại tôm đã ken dày suốt cả hai bờ. Vùng nào chuyên tôm thì cứ nuôi tôm, vùng nào làm lúa thì đã làm được cả 3 vụ. Thảm thực vật hai bên bờ sông là những loài đặc hữu của vùng đất, vùng rừng ngập nước như : Mấm trắng, mấm đen, dừa nước và bần. Thi thoảng, lại ken những đám rau mui, ô rô, cóc kèn dày đặc.

Nhìn trên bản đồ, quan sát dòng chảy của những con sông của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đổ ra biển, chúng ta dễ dàng nhận thấy dòng chảy của Mỹ Thanh gần như vuông góc với những dòng sông khác. Ở đây, chỉ xét ở góc độ tương đối: Nếu Tiền Giang, Hậu Giang và 9 cửa đều chảy ra biển theo hướng từ Bắc xuống Nam thì dòng Mỹ Thanh lại đổ ra biển theo hướng từ Tây sang Đông.

Ngã Tư Cổ Cò (tên chữ là Lộ Cảnh).

Với ảnh chụp từ vệ tinh mà Google cung cấp, ta dễ dàng nhận thấy - dòng chảy của sông Mỹ Thanh cắt gần như vuông góc với dòng Hậu Giang ở khu vực cửa Trần Đề. Có lẽ chính vì dòng hợp lưu này, cộng thêm với tác động của dòng hải lưu biển đông đã tạo nên những dải giồng cát đồng tâm với đường bờ biển, trải dài suốt dọc theo của đường bờ biển Vĩnh Châu, làm nên vùng rừng ngập mặn đặc thù của cửa sông này.

Anh Lý Hoà Khương - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm TX.Vĩnh Châu cho biết: Cùng với rừng bần ở đuôi Cù Lao Dung, dải rừng Bãi Giá và tuyến rừng đước, rừng mấm trải dài cả vùng cửa sông này đã làm nên một bãi sinh sản lý tưởng cho rất nhiều giống loài thuỷ sản như: tôm càng, cá bông lau, cá sủ, bãi nghêu giống, sò huyết... Mỹ Thanh còn là nguồn chính cấp nước cho các vùng nuôi tôm nước lợ trong tỉnh nên có thể khẳng định rằng: nguồn tài nguyên thiên nhiên mà con sông này mang lại cho người dân Sóc Trăng là rất lớn và cần có biện pháp để ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm môi trường trên cả tất cả lưu vực của con sông này.

Những cánh rừng mấm, bần, chà là, đước chạy dài từ cửa Mỹ Thanh suốt dọc theo ven biển Vĩnh Châu không chỉ có tác dụng giữ đất, lấn biển mà dưới tán rừng, nguồn sản vật đã đem đến cho cư dân nơi đây một nguồn thuỷ, hải sản thật phong phú. Dưới tán rừng đước, rừng mắm, rừng bần… đến mùa thì người dân nơi đây đi bắt ba khía, bắt cua, bắt ốc, cào nghêu, vớt cá bống kèo giống. Còn giăng lưới không chỉ là để kiếm thức ăn mà còn là một sinh kế thường ngày của không ít người chưa kể, cá thòi lòi, cá chốt nghệ luôn là những đặc sản được giá.
 Một hàng đáy thùng trên sông Mỹ Thanh.

Ngồi trên chiếc ghe cào chạy suốt từ ngã tư Cổ Cò xuôi ra cửa sông mới thấy hết cái đẹp, cái tình của con sông này. Dòng sông trước mặt lúc thì như hẹp lại, rồi lại mở ra một không gian mới rộng mênh mang, xanh ngắt ở mỗi khúc quanh của con sông...

Cửa sông và xóm chài của những nghĩa dũng !?

Sách Gia định thành thông chí của tác gia Trịnh Hoài Đức ghi chép về Mỹ Thanh hải môn xưa như sau: “rộng 10 dặm, khi nước lên sâu 12 thước ta, nước ròng sâu 4 thước ta. Bờ phía tây có thủ sở… thổ sản ở đây là thuốc lá, dưa quả và phơi tôm khô. Ngoài cảng về phía đông có cồn cát ngầm, dài chừng 5 dặm, ghe thuyền phải lo tránh”.

Theo mô tả của Trịnh Hoài Đức, cửa Mỹ Thanh ngày xưa chắc chắn rộng và sâu hơn hiện nay. Bởi cũng từ chính những đặc thù này mà hai bên bờ sông Mỹ Thanh, những làng chài, bến đáy, xóm lưới mọc lên san sát nhau. Chỉ riêng điều này cũng đã cho thấy sự giàu có về nguồn tài nguyên thuỷ sản mà dòng sông đã đem đến cho con người. Ở vùng cửa sông này giờ có 2 xóm chài, xóm lưới nổi tiếng là Mỹ Thanh thuộc TX.Vĩnh Châu và Mỏ Ó thuộc huyện Trần Đề.

Xóm chài Mỹ Thanh là xóm chài được xem là lâu đời nhất ở vùng cửa sông này. Và cũng chính xóm chài Mỹ Thanh là nơi Bác Tôn đã lần đầu tiên đặt chân lên đất liền sau những năm tháng Người bị thực dân Pháp đày ải ở địa ngục tràn gian Côn Đảo.
 Bầy cò trắng bình yên ven sông Mỹ Thanh.
Theo những bậc cao niên ở đây thì sau khi cuộc khởi nghĩa chống Pháp của lãnh tụ Trương Công Định thất bại, những nghĩa binh phải lưu tán xa quê hòng tránh sự truy nã của quân Pháp và tay sai. Sau nhiều ngày dong buồm xuôi về phương Nam, họ đã chọn nơi cửa sông này để định cư, lập nên xóm chài Mỹ Thanh ngày nay. Điều này cũng lý giải vì sao những người dân cố cựu ở đây phần lớn đều có gốc gác ở miệt Gò công, Tiền Giang...

Những cư dân ở đây thật hiền hoà, chất phác và cũng thật dễ gần. Trên đường ghé thăm Lăng ông Nam Hải Mỹ Thanh vào khoảng 13h30 một ngày giữa tháng 3/2012, thật may mắn cho chúng tôi là gặp được chú Sáu Tòng-Chánh bái hội Lăng ông Mỹ Thanh. Những câu chuyện kể gắn liền với những địa danh, những truyền thuyết mà chúng tôi được nghe, được thấy đã cho chúng tôi một cái nhìn mới về cái đẹp của những câu chuyện kể, về tốc độ bồi lắng của phù sa lấn biển, về nguồn tài nguyên phong phú nơi đây.

Những câu chuyện thú vị về tên cồn, bãi

Chú Sáu Tòng hào hứng kể cùng chúng tôi chuyện ngày xưa ở xứ này: Vùng Hồ Lạng ngày xưa tới mùa thì khỏi cần đi câu cũng bắt được cá Dứa (tức cá Bông Lau) để ăn. Cỡ tháng 7 tháng 8 âm lịch, khi trái mấm, trái bần chín rụng thì chỉ cần chờ nước lớn, xách cây dao yếm hay cây mác đứng canh đợi cá Dứa nhào lên mé hoặc len vô gốc mấm, gốc bần kiếm ăn mà chém rồi xách về. Con nào con nấy 4-5 ký là chuyện thường. Còn tại sao lại gọi là cồn Đầm hả? Nghe ông bà xưa nói lại thì đúng ra nó là cùng đường, vì ra tới đó là đụng biển rồi hết đường. Ở đó có cái cồn đẹp lắm. Hễ thứ 7, chủ nhựt là mấy ông tây, bà đầm đánh xe xuống đó tắm. Ở ngoài cũng cất luôn cái nhà mát cho mấy bà đầm nghỉ ngơi. Cái cồn này đầm xuống tắm hoài nên gọi luôn nó là Cồn Đầm cho tới bây giờ.

Chú Sáu Tòng và tác giả trò chuyện ở Lăng ông Mỹ Thanh.
Đến đây cũng cần tìm hiểu thêm về hai địa danh Cồn Sỏ, Hồ bể. Theo chú Sáu Tòng thì địa danh Cồn Sỏ phải gọi là Cồn Sọ mới là đúng nhất vì ngày trước, vùng cửa sông này còn có bãi cá đường hội. Tới mùa cá đường hội, dân chài chỉ bắt cá mổ lấy bong bóng… còn cá gộc, cá dứa thì chỉ lấy mình làm khô còn đầu thì cắt bỏ. Đầu cá tấp vào cồn chất cả đống. Nhưng sau này đọc trại riết ra thành Cồn Sỏ.

Theo miêu tả và sự chỉ dẫn của chú Sáu Tòng, chúng tôi men theo giồng Mù U để đến Hồ Lạng. Trạm Kiểm lâm Hồ Lạng nằm ngay đầu một con rạch cho biết chúng tôi đã tìm đến nơi. Những cây đước, cây giá giờ đã ken dày thành rừng. Một con đường đê nhỏ dẫn chúng tôi ra vụng nước Hồ Lạng ngày xưa. Hồ lạng nay đã lạng hẳn và rừng mắm, đước đã mọc kín bãi... Tuy đã bồi lấp hẳn, kể như đã “lạng” mất, không còn cảnh cá dứa, cá ngát chen nhau ăn trái bần, trái mấm khi nước lớn, nhưng dưới tán rừng là nơi trú ngụ của lũ cá Thòi Lòi, một đặc sản của vùng rừng Sác. Chỉ cần một buổi sáng, một người cũng có thể kiếm được hơn 100.000 đồng từ việc đi thụt cá Thòi Lòi khi 1 kg cá hiện giờ bán cho vựa cũng đã là 60.000 đồng.

Đến vùng cửa sông này mà không đến chơi ở bãi biển Hồ Bể là một thiếu sót lớn. Cả một vùng cát chạy dài suốt gần 2 km theo bãi biển. Khi nước triều xuống, bãi cát cứ trải dài, dài mãi ra phía biển…

Vũng biển này được tạo thành chủ yếu là cát trắng và những đụn cát trắng này thay đổi theo mùa gió và sóng biển. Vào mùa nồm nam, những vành đai cát vươn ra phía biển và có xu hướng bồi lên những nổng cát mới.
 Bãi biển Hồ Bể.

Điều này được giải thích là do nguồn nước từ sông Hậu đổ xuống mang theo phù sa bồi đắp và sóng biển chạy dọc từ hướng bãi Trà Sết ngược lên tạo thành. Đến mùa chướng (tức là khi gió bấc về, bắt đầu khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 âm lịch), lúc này sóng lớn đập vào bờ từ hướng bắc xuống, cộng với triều cường nên lấy đi những vành đai cát đã được thiên nhiên tạo lập trước đó. Mặt vũng lại mở rộng như trước. Có lẽ đây chính là điều làm nên địa danh Hồ Bể. Chúng tôi lại nhớ đến câu ca dao: “Dã tràng xe cát biển Đông”... Mới có đó nhưng rồi lại mất đi, để rồi đến mùa nồm Nam thì quay trở lại. Chỉ uổng công những chú còng gió (Dã tràng) vẫn miệt mài xe cát mỗi ngày trên bãi.

Đường đến Bồ Bể giờ đã dễ đi. Một con đường đã được mở để nối Hồ Bể với đường Nam Sông Hậu. Có thể thấy rằng, dù chưa được đầu tư để trở thành một khu du lịch sinh thái đúng nghĩa, nhưng cảnh quan của Hồ Bể cho thấy: đây là vùng đất có tiềm năng mở ra một khu du lịch trong tương lai khi hiện nay, đây đã là một điểm dã ngoại lý tưởng cho những hoạt động thể thao ngoài trời như: đá bóng hay bóng chuyền trên bãi biển. Nhưng rồi cũng gợn lại chút lo lắng… khi chợt nghĩ: du lịch thường đi kèm với… tàn phá môi trường, với bê tông hoá những khung cảnh nên thơ mà thiên nhiên đã phải trải qua hàng trăm, hàng nghìn năm tạo lập. Thôi thì cứ xem đó là… lo xa vậy.

“Đi cho biết đó, biết đây.... ” ! Hãy đi để thấy quê hương mình đang đổi thay từng ngày. Hãy đi để thêm yêu những con người, những vùng đất mới đầu cứ tưởng như là xa lạ, nhưng nếu đã đến một lần thì lại thấy nhớ, thấy quen.
(Còn Tiếp)
Theo Tuyên Giáo Sóc Trăng

Xuôi xuống cực Nam

Ước mơ đi đến tận cùng trời cuối đất, chí ít trên đất Việt, hóa ra cũng chẳng mấy khó. Xe máy bình thường, trong một ngày, có thể từ Sài Gòn tới tận cực Nam, tới rẻo đất cuối cùng. Nhưng la cà có cái thú của nó, dù phần lớn phải đi theo quốc lộ 1A lắm xe và bụi bặm.

Người ta bảo điểm đến đôi khi không quan trọng bằng những gì nhìn ngắm trên đường. Điều ấy đúng với các cuộc du ngoạn ở miền Bắc quanh co đồi núi. Còn ở miền Nam, cái thú vị lại là ở sự tiếp xúc với con người. Bản tính phúc hậu, thẳng thắn, trọng nghĩa như còn tươi rói, mới hơn ba trăm năm, thời mang gươm đi mở cõi, chống lại cọp beo, cá sấu...
 
Chùa Kleng với kiến trúc Khmer Nam bộ.
Chùa Dơi ở Sóc Trăng cháy rồi (đã được xây dựng lại), nhưng còn nhiều chùa khác trong những khu rừng mát mẻ. Chùa Kleng được cho là ngôi chùa lớn nhất với kiến trúc Khmer Nam bộ.

Nghỉ dọc đường, ở đâu cũng vậy, ghé thăm viếng, nghỉ uống nước trong khu vườn chùa nhiều cây này mát lạnh. Một ngôi chùa khác, gọi theo dân dã là chùa sành sứ, vì nó được chạm bằng những viên sứ. Không quá tinh xảo như một tác phẩm nghệ thuật mà chỉ minh chứng cho “nghệ thuật nhân dân”.
Người địa phương gọi chùa này là chùa sành sứ vì nó được chạm từ những mảnh sứ.
 Trong những khu rừng như còn nguyên sơ có cả những ngôi đền để tu luyện. Những ông “sư sinh viên” này cũng rành chuyện thế sự chẳng kém ai, nhưng thật nền nã, khoan thai.

Sóc Trăng nổi tiếng với món bánh Pía và bánh Mè Láo. Miếng Mè Láo mà hiền, tròn, giòn, thơm mùi dừa, ngọt mùi mía. Nhớ về cụ Vương Hồng Sển, một bậc thầy về ghi chép du khảo mà... ngại. Chẳng ai kỹ lưỡng được như cụ.

Đường miền Nam dễ đi không chỉ vì bằng phẳng, thường cặp sông, loanh quanh đâu cũng tìm ra được, mà còn vì các thị tứ thường chỉ cách nhau 60 km, trừ hai bên sông Tiền.
Mộ nhạc sĩ Cao Văn Lầu.
Người ta bảo ngày xưa các cụ đặt thế, là để vừa một cung đường ngựa chạy, hết một cung là nghỉ. Nghe nói thời chiến tranh, người ta cũng căn cứ vào đó mà cấp xăng, chỉ cấp đủ chạy 60 cây, đề phòng chạy lăng xăng không đúng mục đích!

Các thị tứ ngày nay thường na ná giống nhau cả, do đua nhau kiến trúc “tân thời”. Chợ đêm ở Bạc Liêu còn có cái gì khang khác: cả một dãy phố ăn đêm, nhưng cấm rượu bia! Đủ cả các món mồi, từ hải sản, đồ địa phương cho đến bán hàng hóa, nhưng tuyệt nhiên không có cồn, không có toilet cho mà đi nữa. Thế nên, chỉ có nam thanh nữ tú rủ nhau đi ăn ốc đêm, nhậu mời ra chỗ khác.

Nhưng Bạc Liêu có món mì cay thú vị. Rất rẻ, chỉ vài ngàn đồng, vì là món bình dân. Nhưng mùi và vị cay của nó lại thú vị lưu luyến. Không cay xé, cay nồng, mà dìu dịu, chàn chạt. Mì thì mềm, nước sệt nâu đỏ, quện với rau húng. Chậc! Có lẽ chẳng thấy chỗ nào có. Mà mấy cái quán mì cay này đông nghịt.
Khách sạn Công tử Bạc Liêu nguyên là nhà của Công tử Bạc Liêu.
Miền Tây khoáng đạt gom hồn trời trăng mây nước, nghĩa tào khang vào những bản vọng cổ của nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Mộ của ông nằm trong cánh đồng hẻm đường chính mang tên ông.

Ở Bạc Liêu còn có một nhân vật lừng danh một thời. Đó là công tử Bạc Liêu. Nhà ông to đùng, xây kiểu biệt thự Pháp trong vườn lớn bên bờ sông, nay trở thành khách sạn. Trong nhà vẫn giữ nguyên trạng thời ông còn sống, phòng khách, bàn thờ và những tấm ảnh xưa.

Vườn trở thành quán cà phê cho du khách, lịch lãm. Ở đấy, người ta bàn tán rằng ông mới là người Việt Nam đầu tiên mua máy bay riêng, rồi mới đến vua Bảo Đại, còn cái chuyện đốt tiền soi đuốc là thật, mà là tiền thời không lạm phát!
Tiệm cà phê lưu động.
Cà Mau đã trở thành thành phố to. Qua cái bùng binh vật vưỡng, leo qua cây cầu lớn là thẳng đường tới Năm Căn. Đường đẹp, thẳng tắp, Năm Căn không còn là mối lo ngại của dân chạy xe.

Gửi xe máy vào nhà dân ở ngay bến tàu, chọn loại tàu để ra Đất Mũi. Có loại đi bốn tiếng, có thể mang xe máy theo, có loại cao tốc chỉ chạy hơn một giờ. Nhưng mang xe máy ra Đất Mũi cũng chẳng có nhiều đường để chạy. Cả thảy chỉ có 6 km chạy vào đến Xóm Mũi, mỏm đất cuối cùng.

Chuẩn bị xây dựng khu du lịch và nghỉ dưỡng.
Bến tàu ngay trước chợ Đất Mũi, có sẵn đội quân xe ôm được tổ chức mặc áo đồng phục, sắp tài đàng hoàng. Giá hét 15.000 đồng, nhưng trả 10.000 đồng là được. Các bác xe ôm rất dễ thương. Họ mách nước du lịch kiểu “stay home” hay và rẻ hơn, sẵn sàng phục vụ tận tình. Nhưng vì khách sạn đã đặt trước nên không thể thay đổi.

Đó cũng là sai lầm. “Khách sạn” là những căn nhà gỗ trong rừng đước. Kể cũng hay, nhưng tối, ẩm và buồn. Đặt rồi, cuối cùng nhiều người cũng bỏ không vì cái tính lang bạt, vui đâu chầu đấy.
Đường vào Xóm Mũi - mỏm đất cuối cùng ở cực Nam.
Ở mỏm đất cuối cùng này có hai nhà hàng. Một cái là thủy tạ, vươn ra biển, cái kia dựa lưng vào đất. Đủ món hải sản, cả đàn ca tài tử, nhậu tới khuya và ngủ luôn tại trận, với sóng, gió và muỗi...

“Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội như bánh canh” là câu mô tả súc tích. Sáng dậy thấy máu đỏ lưng, hóa ra lăn đè chết muỗi... trong mùng!

Cột mốc hình con tàu và điểm tọa độ GPS là hai vật kiến trúc khác được xây dựng trong khu vực này. Bước ra là biển, và biển ngày càng xa, do đất bồi. Một dự án lớn đang chuẩn bị biến chỗ đó thành khu du lịch và khách sạn nghỉ dưỡng kiên cố.
Còn bây giờ, nối giữa chúng là những hành lang trên cao, và cả những cây cầu khỉ đem lại cảm giác ấn tượng...
Theo Trương Văn (Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần)