This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Kinh nghiệm du lịch Thượng Hải

Khi đã quá quen với HongKong hay Bangkok, khách du lịch bắt đầu tìm đến Thượng Hải – Thiên đường cho những tín đồ hàng hiệu chất lượng mà giá cả phải chăng. Hơn thế nữa, thành phố còn nổi tiếng với nhiều cảnh quan đẹp…

Đi khi nào?

Mùa đông ở Thượng Hải có thể có mưa, tháng 7,8 thời tiết nóng vì vậy cần chú ý phòng tránh nắng; mùa xuân thời tiết biến đổi tương đối lớn, có lúc nhiệt độ có thể lên tới 30oC nhưng hễ mưa một cái thì lại mát như mùa thu.

Vào khoảng đầu tháng 10 đến cuối tháng 11, khí hậu ở Trung Quốc nói chung và Thượng Hải nói riêng rất đẹp, thời tiết mát mẻ, se se lạnh rất dễ chịu. Nếu gia đình bạn có người cao tuổi đi cùng thì mùa thu cũng là thời điểm đẹp nhất để gia đình bạn lựa chọn chuyến đi.
 
Tháp truyền hình Minh Châu Phương Đông - Thượng Hải

Chuẩn bị tiền:

Trước khi đi nên đổi trước một ít nhân dân tệ. Nếu không bạn phải photo sẵn passport để đổi tiền ở các ngân hàng thương mại hay ngoài quốc doanh. Việc mua sắm bằng tiền USD ở Trung Quốc không phổ biến, trừ những nơi chuyên bán hàng cho khách du lịch thường có thể chấp nhận thanh toán tất cả loại tiền của các nước.

Nên kiểm tra kỹ khi nhận tiền thối bằng cách so sánh với đồng tiền thật mình đang có. Đặc biệt đối với các loại tiền có mệnh giá lớn.

Ngôn ngữ:

Ở Trung Quốc, rất ít người sử dụng tiếng Anh kể cả tài xế taxi. Bạn nên chuẩn bị sẵn bản đồ, địa chỉ nơi mình ở để đưa cho taxi khi lạc đường. Có thể tìm hiểu số điện thoại hổ trợ dành cho khách du lịch để dùng khi cần thiết.
 
Sông Hoàng Phố

Mua sắm:

Các đặc sản nổi tiếng của thành phố Thượng Hải là: Trà Long Tỉnh, tơ lụa, quạt, ô làm bằng lụa, hàng dệt thêu, đồ gốm sứ được làm từ đất cao lanh, đá cuội Vũ Hoa, móng giò Châu Trang...

Thượng Hải đã có đủ những shop hàng hiệu như Chanel, Cartier, Prada, Gucci, Hugo Boss, Tod’s, Omega, Rado, Longines…

Mua sắm trong siêu thị, hoặc những cửa hàng bán hàng hiệu có niêm yết giá thì bạn không phải trả giá. Nhưng nếu mua sắm ngoài chợ trời, các trung tâm thương mại theo kiểu tư nhân thuê mặt bằng bán hàng, hoặc tại cửa hàng bán quà lưu niệm cho khách du lịch thì bạn nên trả giá và kiểm tra kỹ hàng hóa trước khi quyết định mua.

Nếu không nói được tiếng Hoa, bạn có thể mang theo một máy tính nhỏ dùng để trả giá với người bán hàng.

Nếu gia đình bạn đi theo chương trình tour của cty du lịch thì bắt buộc phải vào các điểm mua sắm: cửa hàng ngọc trai, hiệu thuốc, trà, cảnh Thái Lam... vì đây là điều kiện bắt buộc của chính phủ đối với các cty du lịch của TQ(xuất khẩu tại chỗ), nếu khách không vào họ sẽ bị phạt. Tuy nhiên bạn không bị bắt phải mua những đồ đó nếu bạn không thích, đồ ở trong các cửa hàng đó đều là hàng thật nhưng giá đắt, ngoài ra có những loại hàng như thuốc bỏng(Bao Fu Linh), thuốc chống đột quỵ bạn không thể mua được ở bên ngoài.
 
Cầu Nam Phố 

Ăn uống

Trà trứng: là món trà (chè) nổi tiếng của Thượng Hải nói riêng và Trung Hoa nói chung. Trà trứng được làm từ trứng kho cùng với hoa hồi, trà lá, vỏ quế, muối…

Bánh bao hấp: Bánh bao hấp Thượng Hải là một trong những món đắt hàng nhất trong các ngày lễ tại nơi đây.

Cua hồ Dương Trừng: đây là loài cua sống trong hồ Dương Trừng nổi tiếng bởi bề ngoài kỳ lạ toàn thân phủ đầy lông, màu xanh biếc. Chúng có những cái càng cực to và khỏe, lóng lánh xanh ngọc đẹp mê hồn, thịt ngọt mát, mềm mà không hề bị nát.

Vi cá Thượng Hải: là món ăn được liệt kê vào danh sách "sơn hào hải vị" nổi tiếng khắp Trung Hoa và trên toàn Thế giới.

Phương tiện di chuyển


Bạn nên sử dụng tàu điện ngầm hay tàu lửa vừa rẻ vừa nhanh nhưng phải chú ý điểm đến để không trễ tàu hay qua trạm. Đặc biệt, xe đò ở đây chạy chính xác đến từng phút.

Điểm tham quan, du lịch

Ở Thượng Hải thì có tháp truyền hình Đông Phương Minh Châu, bạn nên vào đến tầng 2 dù vé có hơi đắt nhưng rất đẹp. Ngoài ra thì có khu Dự Viên, chùa Phật Ngọc bạn cũng nên đến tham quan.
 
Đêm Thượng Hải rất đẹp, nếu không quá mệt thì nên đi thuyền trên sông Hoàng Phố, ngắm Bến Thượng Hải.
Xintiandi hay New World là khu bảo tồn, phố đi bộ nằm ở trung tâm phía nam thành phố Thưởng Hải. Xintiandi có những dãy nhà bằng đá xây vào những năm 1860 và đầu thế kỷ 20. Xintiandi được xem là trung tâm của lối sống sành điệu ở Thương Hải. Xintiandi nằm gần khu tô giới trước đây của Pháp. Bạn có thể đến bằng tàu điện ngầm tuyến số 1(xuống ga South Huangpi Rd. Station, ra cửa số 3) hoặc tuyến số 10 (ga Xintiandi Station, ra cửa số 6). Hoặc đi xe buýt du lịch 2 tầng City Sightseeing Bus.
 

Những món ăn ngon ở Nha Trang

Du khách đến phố biển Nha Trang nếu muốn thưởng thức món yến sào thì đến các nhà hàng sang trọng, còn muốn thưởng thức các món đặc sản bình dân thì hãy đến các quán xá nằm dọc theo bờ biển, sẽ có nhiều món ngon, giá cả vừa túi tiền, lại hợp khẩu vị. Này nhé, tại trung tâm thành phố theo đường Ba Tháng Tư rẽ về hướng Đồng Đế, Ba Làng, nơi có nhiều hàng quán thoáng mát.

Sau khi chọn xong thực đơn, khách chỉ cần ngồi chờ đầu bếp, vừa ngắm nhìn cảnh trời nước bao la, thư giãn tâm hồn. Ở đây, các loại hải sản bắt lên đem "rộng" tại các hồ nước mặn, khách thích ăn sống hay chín đều có cả. Đặc biệt có món cầu gai (tức con nhum) ăn sống vừa béo vừa ngọt gọi là “bơ biển” hay đem tráng chả chẳng khác nào món chả trứng.

Cầu gai(nhum)
Đến như món bún cũng rất phong phú, từ món bún cá dầm, bún ốc cho đến bún riêu, bún sứa, món nào trông thấy cũng bắt mắt, ăn vào thấy đậm đà khoái khẩu. Ăn bún thì phải có nước lèo cho thật nóng, thật trong và thật ngọt, phảng phất hương vị cá. Món bún sứa ngon nhờ có chân sứa ăn giòn như sụn, có thêm rau thơm, đậu phụng rang, chuối hột non thái mỏng và thêm nước lèo nữa sẽ làm cho khách ăn mãi quên no. Nếu khách dùng món cá dầm thì dùng cá ngừ tươi kho nước, dầm ra chung với nước lèo hầm từ xương cá các loại, nêm chút đường phèn và bỏ thêm ít dứa (thơm) ăn với bún thì ngon tuyệt.

Bún sứa Nha Trang
Nha Trang còn có món chả cá làm từ cá thu, cá rựa, cá nhồng. Thịt cá đem quết (giã) cho thật nhuyễn, trải ra thành dề rồi đem hấp cách thủy. Chả cá ăn chung với bún gọi là món bún chả cá, cũng thêm các loại phụ gia như ớt, tỏi, rau thơm, ngò tàu. Đến như món cháo hải sản cũng đặc biệt chẳng kém. Cháo bỏ vào các loại sò, trai hay chả cá đem viên tròn, thêm gia vị như hành, ngò, ớt chanh, tiêu bột. Ăn cháo hải sản vừa thơm ngon vừa nhẹ bụng, là món ăn bình dân và rất phổ biến ở đây.

Chả cá Nha Trang
Đến như món gỏi thì cũng rất đa dạng. Từ gỏi cá, gỏi sứa cho đến gỏi ốc, gỏi mực. Món gỏi nào cũng thơm ngon và giá trị cả. Ăn gỏi thường phải thêm vào các loại phụ gia như rau sống, nước mắm, chanh, ớt, bánh tráng nướng, đậu phụng, chuối chát, khế. Với gỏi ốc thì trộn thêm dưa chuột, bắp sú. Còn ăn gỏi cá mai phải có nước chấm rất đặc biệt làm bằng nước vắt ra từ con cá. Luộc xương cá lấy nước, đồng thời vắt cá sống đã được ướp gia vị để pha nước chấm. Đến Nha Trang, muốn ăn gỏi ngon nên đến cầu Hà Ra, ở đây có nước chấm tuyệt hảo.
Cách Nha Trang chừng 30km về hướng bắc là Ninh Hòa, nơi sản xuất nem ngon nổi tiếng từ bao đời nay.Nem Ninh Hòa làm từ thịt heo Đất Đỏ. Đây là loại heo có nhiều nạc, cho thịt săn chắc, thơm ngon. Nem Huế có vị mặn, nem Thủ Đức vị ngọt, còn nem Ninh Hòa nửa ngọt nửa mặn, để được lâu, bóc vỏ ra thịt nem có màu hồng, khô ráo. Ngoài ra còn có loại nem nướng còn kèm thêm những cuốn chả ram nho nhỏ ăn kèm với rau sống cuốn với bánh tráng (bánh đa) chấm vào loại nước tương cay xè.


Nem Ninh Hòa
Xa về phía nam là Cam Ranh, nổi tiếng với "tôm hùm Bình Ba và "sò huyết Thủy Triều". Ở ngoài bán đảo Cam Ranh, tại đảo Bình Ba, có loại tôm hùm to bằng bắp chân người, cân nặng đến năm, sáu ký. Thịt tôm hùm đem nướng hay hấp cách thủy đều ngon. Khách đến đây vào mùa nắng ráo thế nào cũng được thưởng thức thoải mái. Sẵn dịp khách không quên mua vài chiếc vỏ tôm hùm để mang về trang trí nội thất, vừa đẹp, vừa lạ mắt. Ngoài ra Cam Ranh còn có nhiều sò huyết đánh bất từ đầm Thủy Triều. Sò huyết ở đây còn ngon hơn sò thuyết ở đầm Ô Loan (Phú Yên) và sò huyết Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế). Những con sò tươi rói, bụ bẫm, no tròn, nước sò ngọt lịm. Sò tươi đem nướng trên lò than hồng cho thịt chín ăn kèm với chút rau thơm chấm với muối chanh, khề khà thêm ly bia nữa thì tuyệt thú.

Địa chỉ các quán ăn ngon ở Nha Trang

Nha Trang, một điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch gần xa đặc biệt là các đôi uyên ương bởi những bãi biển yên bình và khí hậu mát mẻ suốt bốn mùa. Và chắc chắn chuyến du lịch của bạn sẽ cực kì thiếu sót nếu thiếu những đặc sản vùng biển Nha Trang Địa chỉ những quán ăn ngon sau đây sẽ là hành trang quan trọng trong chuyến du ngoạn của bạn tới Nha Trang đấy!

Bún Cá bà Năm Beo Chung Cư B2 Phan Bội Châu Nha Trang

Trong rất nhiều những món đặc sản nổi tiếng ở Nha Trang , Bún cá Năm Beo là một địa chỉ khách du lịch không thể bỏ qua khi đến với thành phố biển Xinh đẹp. Thưởng thức món bún cá ở tại quán bà Năm Beo,ta bắt gặp một hương vị đậm đà, thơm ngon nhưng không tanh mùi cá biển. Tô bún cá của bà có vài miếng cá luộc,một vài con sứa biển,vài miếng chả chiên,nóng hổi,cùng với mùi thơm của hành ngò và cay nồng của ớt,tiêu. Bạn sẽ bất ngờ bởi mùi thơm, ngọt thanh đậm của nước dùng những miếng chả cá dai ngọt, và thịt sứa thật giòn cũng với đĩa rau sống thêm phần hấp dẫn.

Hương vị đậm đà, thơm ngon nhưng không tanh mùi cá biển
Địa chỉ tham khảo thêm:

- Quán bún cá Loan nằm trên đường Ngô Gia Tự (ngã ba Trịnh Phong)

-Quán bún cá Mịn ở đường Bạch Đằng

-Quán bún lá- cá dằm ở số 6 Hàn Thuyên

-Quán số 23 Yết Kiêu

Bò nướng lụi Lạc Cảnh 44 Nguyễn Bỉnh Khiêm , Nha Trang

Quán có nhiều món ăn như gà xối mỡ, cơm tay cầm, chả tôm nướng mía... nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bò nướng. Bí quyết nằm ở khâu tẩm ướp gia vị mà chỉ một vài người trong gia đình nắm công thức và tuyệt đối không truyền ra bên ngoài. Thịt bò ướp bằng mật ong và có trên 10 loại gia vị chế biến riêng. Đặc biệt thịt xắt thành miếng vuông, vừa ăn. Khách tự nướng trên than hồng; Miếng thịt mềm cắn ngập đến tận chân răng. Ở Nha Trang còn nhiều chỗ bán món này với tên trong thực đơn là bò nướng lụi nhưng không có chỗ nào thơm ngon như ở quán này. Đặc biệt trong cẩm nang du lịch nước ngoài luôn có địa chỉ quán bò Lạc Cảnh.

Trong cẩm nang du lịch nước ngoài luôn có địa chỉ quán bò Lạc Cảnh.
Địa chỉ tham khảo thêm:

- Bò Năm Quý trên Hương Lộ 14 - Vĩnh Ngọc

- Lẩu bò Cây Mận trên đường Nguyễn Công Trứ

- Lẩu bò 39B Lê Hồng Phong

- Bò kho bánh mì 5 Tăng Bặt Hổ

Bún Bò 15B Hoàng Hoa Thám, Nha Trang

Tuy không phải là đặc sản của Nha Trang, nhưng ai đã một lần ghé qua thành phố xinh đẹp này mà không thưởng thức một tô bún bò quả thật thiếu sót!

Nếu tô bún bò Huế khi ăn có thịt bò tái hay chả lụa "làm mặt", thì bún bò Nha Trang không có. Điểm lôi cuốn của tô bún bò là rổ rau, xà lách, bắp chuối xắt ghém thật mỏng sợi, thêm ít giá cọng nhỏ và rau quế nguyên lá. Cái riêng nữa là nước mắm nêm vào, quán nào cũng có chén nước mắm đặc sệt ớt xiêm thái nhỏ với cái muỗng cà phê nhỏ xíu. Có lẽ thấy chén mắm... đã đời mà khách ăn mặn hay nhạt cũng phải nêm thêm, dù ít hay nhiều.

Điểm lôi cuốn của tô bún bò là rổ rau, xà lách, bắp chuối xắt ghém thật mỏng sợi
Địa chỉ tham khảo thêm:

- Othi 20 Phan Chu Trinh

Hải sản Gió Biển, đường Phạm Văn Đồng

Đồ hải sản tươi sống giá rẻ các bạn hãy ghé đến quán Gió Biển – số 10 Phạm Văn Đồng (Trần Phú nối dài)-qua cầu Trần Phú khoảng 100m nhìn bên tay trái- quán vỉa hè nhưng ngồi cũng hay. Ở đây bán khá rẻ vì đây cũng là một trong những đầu mối thu mua hải sản có tiếng ở Nha Trang. Thực đơn ở đây khá đa dạng và phong phú, giá bình dân từ 15k- 45k/ dĩa; lẩu từ 55k đến 90k tùy loại. Bạn có thể tự tay lựa chọn và giao cho đầu bếp nấu.

Những món hải sản tươi ngon hấp dẫn
Muốn bình dân hơn nữa, bạn có thể lui lại vài chục mét, rẽ trái ngay đèn xanh đèn đỏ khi vừa xuống chân cầu Trần Phú (qua đường Tháp Bà), dọc theo con đường này có rất nhiều quán vỉa hè bán đồ hải sản rất phong phú về chủng loại và giá cả như các quán: Long Vũ- quán ốc Hiền; quán ốc Cây Dừa; quán hải sản Xuân Anh …… Nhưng các bạn chú ý ở đây thì ăn là chính, nhậu thì không nên.

Nếu muốn làm vài ly với bạn bè thì có thể lui lại thêm vài chục mét nữa, các bạn đi dọc theo đường bờ kè dưới chân cầu Trần Phú, có rất nhiều quán nhậu hải sản như Hoàng Long; quán Bền; Nha Trang quán ….. giá cả phải chăng, vị trí cũng khá đẹp.

Nếu túi tiền cho phép bạn ghé nhà hàng sang trọng thì vài địa chỉ sau đây có thể làm bạn hài lòng:

-Nhà hàng Việt Phố - 18 Lê Đại Hành

-Nhà hàng Seafood- Ngọc Trai- Vườn Xoài đường Nguyễn Thị Minh Khai

-Nhà hàng Ngọc Sương- Chiêu Anh- Hải Minh- ở khu 96 Trần Phú

-Nhà hàng Hải Đăng- Biển Ngọc- Thiên Phước ba nhà hàng này đi hơi xa (gần cuối đường Phạm Văn Đồng , nhưng cái hay là từ đây có thể ngắm thành phố Nha Trang rực rỡ ánh đèn vào ban đêm mà ít có nhà hàng nào có được)

Bánh canh bà Thừa 55 Yersin, Nha Trang:

Hết sớm thì nghỉ sớm, lại còn nghỉ nguyên cả ngày chủ nhật, không đón tiếp khách ân cần vội vã, không bàn ghế sang trọng, trái lại vẫn tấp nập khách tìm đến ăn. Đó chính là quán bánh canh bà Thừa.

Bánh canh Bà Thừa đựng trong chiếc tô độ chừng chỉ lớn gấp rưỡi cái chén ăn cơm, nên hầu hết người ăn đều ăn một lần hai tô mới vừa bụng. Tô nước dùng trong veo trong vương mùi cá biển, những sợi bánh canh nhỏ bằng nửa đầu đũa trắng màu bột gạo, vài miếng cá dằm nhỏ trắng màu cá tươi luộc chín. Điểm lên trên là hành hoa xắt thật nhuyễn. Kèm theo bánh canh là chả các chiên được xắt thành từng thỏi hình thoi nhỏ bằng đầu ngón tay, một đĩa chỉ có mấy miếng, bên trên cho thật nhiều hành tây, miếng nào cũng sừn sực, ngọt lắm! Mà đúng điệu, bánh canh cá, chả cá phải ăn với ớt tươi xay, thật nhiều. Vừa ăn vừa há miệng hít hà, vừa đổ mồ hôi mẹ, mồ hôi con mới ngon. Mấy người khách quen của quán khuyên: Đến thật sớm, ăn thử bánh canh ruột cá. Ngon lắm!

Kèm theo bánh canh là chả các chiên được xắt thành từng thỏi
Địa chỉ tham khảo thêm:

- Quán bánh canh Phúc 53 Vân Đồn

- Quán bánh canh 2 cá Nguyễn THị Minh Khai

- Quán bánh canh cô Hà 14 Phan Chu Trinh

- Quán bánh canh cô Lộc 30 Phan Chu Trinh

- Quán bánh canh số 4 Trần Thị Tính

- Quán bánh canh 42 Phan Đình Phùng

- Quán bánh canh ngay ngã 3 Thống Nhất + Bà Triệu

- Quán bánh canh Nguyên Loan + Bún cá 123 Ngô Gia Tự

- Quán bánh canh 37 Huỳnh Thúc Kháng

- Quán bánh canh cua biển Phương Hạnh nằm ở A12 - Hoàng Hoa Thám

- Quán bánh canh 05/14 Tô Hiến Thành

Nem nướng Vũ Thành An 25 Lê Lợi

Thật là đáng tiếc nếu chuyến du lịch Nha Trang của bạn không có sự góp mặt của món nem nướng. Ăn nem nướng Ninh Hòa tại Vũ Thành An sẽ thấy không có gì khác biệt từ quê gốc của nó cách Nha Trang 34 cây số. Cách chế biến, pha chế nước mắm, cũng đều theo cách của cả gần mấy chục năm nay.

Một phần nem nướng khá cầu kỳ gồm khoảng 6-8 miếng thịt băm lụi, cũng số lượng đó miếng bánh tráng chiên dòn. Ăn kèm với món nem chính là các loại rau. Rau ăn nem nướng không phức tạp, nhưng cũng có cả chục loại đủ mùi cay, chua, chát... Tùy theo mùa rau có thể được bày ra gồm: dấp cá, hẹ, húng quế, tần ô, xà lách, dưa leo, chuối chát, khế (hoặc xoài sống)... , có nơi có thêm dưa chua và hành chua. Đặc biệt là món nước chấm là loại nước lèo pha chế theo bí quyết riêng của quán. Bánh tráng không nhúng nước, bỏ rau vào, bỏ thịt lụi, bánh tráng chiên dòn vào, cuốn lại, chấm nước lèo mà ăn. Còn gì tuyệt vời hơn nữa?

Một phần nem nướng khá cầu kỳ gồm khoảng 6-8 miếng thịt băm lụi
Các địa chỉ tham khảo thêm:

- Quán Nem 25 Lê Hồng Phong

- Quán Nem Đặnh Văn Quyên 16B Lãn Ông

- Quán Nem Nhã Trang 39 Nguyễn Thị Minh Khai

- Quán Nem Nhã Trang ngay chân cầu Bóng

- Quán Nem Ngọc Tiên 59 Lê Thành Phương

- Quầy Nem nướng cuỗn sẵn 50 Thống Nhất

- Quầy nem nướng cuỗn sẵn 178 Thông Nhất

Bánh căn đường Lý Thánh Tôn(Chỉ bán vào buổi tối)

Ăn bánh căn vào tiết trời se lạnh, quanh bếp lửa ấm nồng, người bán nhanh tay xoa dầu vào khuôn, quậy bột múc vào, đậy nắp, nở nắp, xúc bánh nhanh như múa... là một trải nghiệm thú vị không thể bỏ qua khi đến Nha Trang.

Khách ăn tới ngồi xung quanh, múc cho mình một chén nước chấm ưa thích (thường có hai loại : nước mắm ngọt và mắm nêm ăn kèm với đu đủ, su hào xắt lát vuông nhỏ. Có người ăn cả 2 thứ trên), thêm vào ít ớt xay cay cay và ... chờ tới lượt. Người bán cứ tiếp bánh xoay vần, người này một cặp bánh giá, người kia một cặp bánh có tóp mỡ, người nọ một cặp để giòn ... muốn ăn gì thì nói, 6 cặp đủ thì tính 2000 đ,... Khách đông, bánh thường mềm hơn, nóng hôi hổi, phải ăn chậm lại, nhâm nhi cặp bánh với mấy lát đu đu cay cay gìon giòn, vô cùng khoái khẩu. Ít khách, người bán để bánh giòn. Bánh dư thì xúc ra cái đĩa bên cạnh để khách xóm mua về cho em bé , người già... chỉ thích ăn nguội. Chén nước chấm bánh căn nhìn khá “vĩ đại”, không chỉ có nước mắm mà được pha thêm nhiều thứ để trở thành một thứ tương tự như nước sốt. Nước chấm không quá mặn, hơi ngòn ngọt để khách có thể húp. Một chén mỡ hành với những miếng tóp mỡ giòn tan được dọn ăn chung với rau sống.

Nước chấm không quá mặn, hơi ngòn ngọt để khách có thể húp
Địa chỉ tham khảo thêm:

- Đầu đường 2 - 4 bán buổi tối (ngay cử hàng điện tử Vi-P)

- Ngay ngã 3 Lê Thánh Tôn với Nguyễn Thiện Thuật ,ngay hẻm xóm nhà cháy (cô này đã được tham gia chương trình "Vượt Lên Chính Mình")

Bún thịt nướng :

- Quán bún thịt nướng 163 Hoàng Văn Thụ

- Quán bún thịt nướng , xào 3 Cô Bắc - Huỳnh Thúc Kháng

Ngoài ra ,Quán gỏi bò khô gần trường Nguyễn Văn Trỗi (đối diện khu liên cơ) bán cực ngon , riêng món tàu hủ đá thì phải gọi là tuyệt ...

Kinh nghiệm du lịch Bắc Kinh

Bắc Kinh là thủ đô của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, là một trong bốn thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc và là thành phố lớn thứ nhì của nước này về dân số, sau Thượng Hải. Bắc Kinh được xem như trung tâm chính trị, văn hoá và giáo dục của Trung Quốc, trong khi Hồng Kông và Thượng Hải vượt trội trong lĩnh vực kinh tế.

Bắc Kinh có nghĩa là "Kinh đô phía Bắc", phù hợp với truyền thống chung của Đông Á khi kinh đô được dứt khoát đặt tên như chính nó. Các thành phố có kiểu tên tương tự là Nam Kinh , Tokyo( Đông Kinh ; cũng như Kyoto ) và Kinh Thành.

Sau khi nhà Thanh bị lật đổ và Trung Hoa Dân Quốc được thành lập năm 1911, Bắc Kinh vẫn là trung tâm chính trị của Trung Quốc cho đến năm 1911. Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch đứng đầu đã dời thủ đô đến Nam Kinh và đổi tên Bắc Kinh thành Bắc Bình. Trong Đệ nhị thế chiến, thành phố đã bị quân Nhật Bản chiếm đóng từ năm 1937 đến 1945 nhưng không bị phá hoại nhiều. Sau khi phe cộng sản của Mao Trạch Đông lên nắm quyền năm 1949, thành phố được đổi tên thành Bắc Kinh và được chọn làm thủ đô của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới thành lập.
Tử Cấm Thành 
Đi khi nào?

Mùa thu là lựa chọn tốt nhất để đến đây, thời tiết ôn hòa, ít du khách trong thành phố. Người bản xứ miêu tả về mùa này bằng câu “thiên cao, khí hòa” – trời cao, khí hậu ôn hòa mát mẻ. Mùa xuân không mấy thuận tiện, không có nhiều du khách nhưng nhiều gió bụi. Mùa hè từ tháng 6 đến tháng 8 có thể xem là mùa cao điểm, khách sạn nào cũng nâng giá và Vạn lý trường thành gần như không chịu nổi sức nặng của vô số du khách. Mùa đông cực kỳ ngược lại nhưng nếu bạn chịu được nhiệt độ lạnh thì khá tuyệt, Bắc Kinh giống của riêng bạn và nhiều khách sạn đưa ra chế độ giảm giá. Vào dịp Tết từ tháng 1 đến tháng 2 và mùa nghỉ lễ dài như Lễ Lao động 1-5, Ngày quốc khánh 1-10 lúc nào cũng đông đúc.

Đến, đi lại bằng gì?

Đến Bắc Kinh

Bắc Kinh có đường hàng không kết nối với hầu hết các thành phố lớn trên thế giới và nhiều du khách sử dụng chuyến bay thẳng Bắc Kinh – Hồng Kông bằng hãng CAAC hay Dragonair. Quảng Châu và Thâm Quyến đều gần Hồng Kông và có chuyến bay nội địa thẳng đến Bắc Kinh. Xe lửa kết nối từ Bắc Kinh đến Nga, Mông Cổ, Bắc Hàn, Hồng Kông và Việt Nam. Không có xe buýt quốc tế tại Bắc Kinh.

Xe lửa

Xe lửa quốc tế từ Moscow, Pyongyan và Ulaan Baatar đến và đi từ Nhà ga xe lửa Bắc Kinh, xe lửa đến Hồng Kông và Việt Nam khởi hành từ Nhà ga xe lửa Tây Bắc Kinh.

Đi lại xung quanh

Hệ thống xe điện ngầm là lựa chọn tốt nhất để đi xung quanh Bắc Kinh. Nên đi xe buýt dài, lớn, còn những loại xe buýt khác cần tránh.

Xe taxi ở Bắc Kinh rất nhanh: không khó tìm được taxi, nhưng cần hiểu tiếng Anh của người Trung Quốc, giá 4km khoảng 10 Nhân dân tệ.

Như nhiều nơi ở Trung Quốc, Bắc Kinh thích hợp đi xe đạp. Đi xe đạp đem lại cảm giác dân bản xứ, có thể tham quan đây đó tiện lợi.

Xe buýt

Nếu bạn chỉ cần đón xe buýt đi vòng quanh thành phố, nên cẩn thận giữ gìn tài sản, có khoảng 140 xe buýt và tuyến đường xe khiến đường đi khá lộn xộn, bạn không thể ngắm cảnh qua cửa sổ.

Taxi

Nếu bạn không biết tiếng Trung Quốc, nên đem theo bản đồ hay viết nơi cần đến bằng tiếng Trung Quốc. Nên giữ sổ điện thoại bên mình.

Xe đạp

Khách sạn, nhất là các khách sạn bình dân thường cho thuê xe đạp với giá rẻ, ở ngoài cũng có nhiều cửa hiệu cho thuê xe buýt xung quanh khách sạn và những địa danh du lịch.

Xe điện ngầm

Xe điện ngầm có thể chạy với vận tốc 70km/h – nhanh hơn so với xe buýt chậm chạp. Nhưng dù sạch sẽ và dễ sử dụng, xe điện ngầm cũng đã khá cũ kỹ.

Đi những đâu?

Tử Cấm Thành


Nên đến đây khi cổng mở vào 8h30 sáng nếu bạn muốn yên tĩnh dạo giữa khoảng sân rộng lớn. Đây là địa điểm đánh giá đúng đắn nhất sự lớn mạnh của Vương triều Trung Hoa trong thời gian đỉnh cao quyền lực dưới hai triều đại Minh và Thanh. Dù thành phố biến chuyển thế nào, Tử Cấm Thành vẫn còn giữ nguyên như cũ. Nơi đây có một vài quán cà phê và cửa hàng lưu niệm, giá không mấy cao so với những nơi đón du khách khách. Hiện hay chỉ có khoảng 2/5 của nơi này mở cửa, bạn có thể thuê tour hướng dẫn bằng âm thanh giải thích ý nghĩa của các ngôi đền tại đây với nhiều thứ tiếng khác nhau.
 
Tử Cấm Thành

Thiên An Môn

Nó được đặt tên theo Thiên An Môn, cổng thành ở phía bắc chia cách nó với Tử Cấm Thành. Nhiều người xem nơi đây là nơi tượng trưng trung tâm của Trung Quốc. Ở ngoài Trung Quốc, quảng trường này được nhiều người biết đến qua một cuộc biểu tình trong năm 1989. là một quảng trường rất lớn tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Trong năm 1949 nó được nới rộng ra thành diện tích bây giờ. Quảng trường nằm ở giữa hai cổng đồ sộ cổ xưa: phía bắc là Thiên An Môn và phía nam là Tiền Môn. Dọc theo phía tây của quảng trường là Đại hội đường Nhân dân. Dọc theo phía đông là Viện bảo tàng quốc gia về Lịch sử Trung Hoa. Đại lộ Trường An, được dùng trong các cuộc diễn hành, nằm giữa Thiên An Môn và quảng trường. Dọc theo lề phía đông và phía tây quảng trường có cây, nhưng trong quảng trường thì trống rỗng, không có cây cối hay ghế ngồi.
 
Thiên An Môn

Thiên Đàm

Thiên Đàn hay Đàn thờ Trời là một quần thể các tòa nhà ở nội thành Đông Nam Bắc Kinh, tại quận Xuanwu. Việc xây dựng quần thể Thiên Đàm bắt đầu năm 1420, và sau đó là nơi mà các hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh thực hiện các nghi lễ tế trời - nghi lễ quan trọng nhất trong năm. Quần thể được xây trên diện tích 2,73 km² của khuôn viên, bao gồm 3 tổ hợp công trình, bố cục chặt chẽ theo các đòi hỏi của triết học

    - Viên Khâu Đàm , bệ thờ chính. Đây là đài rỗng hình tròn, gồm ba tầng bằng đá hoa cương có lan can, nơi hoàng đế làm lễ tế trời.
    - Hoàng Khung Vũ, là một điện nhỏ một tầng hình tròn, nằm ở phía Bắc Viên Khâu, là nơi đặt các bài vị tế trời vào những ngày không phải dịp tế lễ. Xung quanh Hoàng Cung Vũ có một bức tường cao 6 m quây thành hình tròn có đường kính 32.5 m, đây là bức tường hồi âm nổi tiếng mà đứng một đầu tường có thể nghe rõ tiếng nói ở đầu tường bên kia.
    - Điện Kỳ Niên, tòa điện lớn hình tròn có ba tầng mái, được xây trên ba tầng của đài đá hoa cương, là nơi hoàng đế đến cầu vào mùa hè cho mùa màng tươi tốt.
    - Thời Trung Hoa cổ đại, các hoàng đế Trung Hoa được xem như Thiên Tử - con Trời, người thay mặt Trời cai trị thiên hạ. Việc cúng tế Trời được coi là cực kỳ quan trọng. Khu đền này được xây dựng để dành cho các nghi lễ này, trong đó các lời cầu khấn chủ yếu là để cho thiên hạ thái bình, mưa thuận gió hòa.
Thiên Đàm 
Ngày Đông chí hàng năm, hoàng đế và toàn bộ đoàn tùy tùng đi qua thành phố để đến đóng trại bên trong khu Thiên Đàn, mặc những bộ trang phục đặc biệt và ăn chay; tại đó hoàng đế sẽ đích thân cử hành lễ tế Trời cho mùa màng bội thu. Nghi lễ phải được hoàn tất một cách hoàn hảo; người ta tin rằng chỉ một sơ xuất nhỏ nhất cũng có thể là một điềm xấu cho toàn bộ quốc gia trong năm tới.

Thiên Đàn là đàn lớn nhất trong 4 đàn ở Bắc Kinh. Các đàn còn lại là: Nhật Đàn ở phía đông, Địa Đàn ở phía bắc, và Nguyệt Đàn ở phía tây.

Năm 1998, Thiên Đàn được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Di Hòa Viên

Di Hoà Viên là một cung điện được xây dựng từ thời nhà Thanh, nằm cách Bắc Kinh 15 km về hướng tây bắc. Di Hoà Viên (nghĩa đen là "vườn nuôi dưỡng sự ôn hoà") đến nay vẫn còn được bảo tồn tốt. Nơi đây nổi tiếng về nghệ thuật hoa viên truyền thống của Trung Quốc.
 
Di Hòa Viên
Sở thú và Công viên thủy sinh Bắc Kinh

Sở thú chăm sóc động vật không mấy ấn tượng nhưng công viên thủy sinh là một trong những công viên lớn nhất thế giới, rất ấn tượng. Công viên xây dựng trên vùng đất hoa viên xưa, có hồ, chuồng động vật, nhà hát và những tòa nhà cổ xinh đẹp. Xô Viết phục hưng Nhà triển lãm Bắc Kinh nằm gần đó và mở nhà hàng Nga – nhà hàng Moscow.

Công viên Bắc Hải

Là công viên hoàng gia của nhà Thanh tại Bắc Kinh. Đây là hòn đảo lớn, có ngôi chùa màu trắng xây dựng từ thế kỷ 17. Tòa nhà khổng lồ nằm ở hướng Tây bên ngoài là tòa nhà của chính phủ, ở hướng Bắc có những khu vườn khá đẹp.

Ung Hòa Cung, còn gọi là Chùa Lama

Nơi đây đóng cửa lúc 4h chiều, chùa xây dựng bởi Hoàng đế Trung Hoa và có nhiều nhà sư Tây Tạng, Mông Cổ sống ở đây để truyền đạo, hiện nay vẫn còn nhiều nhà sư sống tại đây. Ngôi chùa nổi tiếng với tượng Phật cao 18 mét làm bằng gỗ. Du khách không được phép chụp ảnh tượng Phật trong chùa.

Hoàng thái tử ngự hoa viên

Mở cửa từ 8h sáng đến 5h chiều mỗi ngày trong tháng 8. Sau tháng 8 mở cửa từ 9h sáng đến 4h chiều. Hoa viên thu hút du khách Trung Hoa đến tìm hiểu về cuộc sống của Hoàng tử trong triều đại nhà Thanh.

Công sứ môn

Nằm phía Tây Thiên An Môn, từng nổi tiếng trong cuộc chiến bài xích Cơ Đốc, hiện nay được chính phủ giám sát nhưng vẫn có thể tham quan từ bên ngoài. Gần đó có một tiệm bánh nổi tiếng với bánh mì và bánh phô mai.
Sân vận động Tổ Chim
Hương Sơn

Nằm ở Tây Bắc của Bắc Kinh, một nơi thích hợp cắm trại vào cuối tuần. Trước đây là ngự hoa viên của nhà Thanh, ngày nay, có thể nói Hương Sơn là điểm du lịch thoải mái ở ngoại ô Bắc Kinh.

Vườn Bách thảo Bắc Kinh

Ngay Tây môn của Hương Sơn. Hoa viên màu xanh và đầy hoa cỏ nằm giữa thành phố ồn ào khói bụi. Thầy Johnston, thầy của cựu hoàng Phổ Nghi có nhà nghỉ trong khu Hpa viên Anh đào.
Hồ Đông: Khu phố cổ Bắc Kinh với kiến trúc xưa cũ. Đa số nhà cửa trong khu vực này đều xây dựng theo phong cách cổ điển

Bảo tàng Không quân Trung Quốc

Nơi nhất định phải đến nếu bạn yêu thích hàng không. Bảo tàng nằm cách khu phố Changping tại Bắc Kinh khoảng 50km. Bảo tàng có hơn 200 vật trưng bày, đa số là hàng hiếm.

Bảo tàng quốc gia Trung Quốc: Nằm phía Đông quảng trường Thiên An Môn. Hiện đang đóng cửa để tu sửa từ năm 2007 đến tận 2010.

Đại Sơn Tử Nghệ Thuật Khu: Là một phân xưởng năm 798. Một khu phố đầy các khu trưng bày nghệ thuật Trung Hoa.

Vạn Lý Trường Thành

Vạn Lý Trường Thành
Là công trình phòng thủ quân sự chiến lược nổi tiếng vào bậc nhất của thế giới. Trường thành có tổng chiều dài khoảng 6.700km (riêng đoạn trường thành ở Bắc Kinh có chiều dài khoảng 629km). Tường thành cao khoảng 7-8 m và rộng trung bình khoảng 5-6 m, được khởi công xây dựng từ khoảng thời nhà Chu, kế tiếp là các thời kỳ Xuân Thu (770 - 476 TCN), Chiến quốc (476 - 221 TCN), bởi nhiều nước như Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy… về sau nữa là nhà Tần, Hán, Kim và Minh. hững nơi nổi tiếng và được bảo tồn khá nguyên vẹn ở Vạn Lý Trường Thành có thể kể đến là Bát Đạt Lĩnh, Cư Dung Quan, Thủy Quan, Mộ Điền Dụ… Bát Đạt Lĩnh (BaDaLing) cách thủ đô Bắc Kinh khoảng 60 km về phía tây bắc, có chiều dài khoảng 3741m, chiều cao trung bình khoảng 7m. Đoạn trường thành có độ cao tối đa vào khoảng 800m so với mực nước biển, được xây dựng lại vào thời nhà Minh, là nơi được nhiều du khách viếng thăm nhiều nhất.

Kinh nghiệm du lịch Cần THơ

Nét độc đáo của Cần Thơ là mạng lưới kênh rạch chằng chịt. Kênh rạch cũng là "đường phố", nó mang vẻ đẹp cho một đô thị lớn từng được mệnh danh là Tây Đô. Cần Thơ lại có vẻ đẹp bình dị nên thơ của làng quê sông nước, dân cư tập trung đông đúc, làng xóm trù phú núp dưới bóng dừa.



Cầu Cần Thơ

1. Đi khi nào?

Khí hậu Cần Thơ điều hoà dễ chịu, ít bão. Quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung binh là 27ºC.

2. Phương tiện

Hầu hết việc di chuyển ở khu vực miền Tây đều di chuyển bằng ôtô. Các bạn có thể ra bến xe miền Tây (địa chỉ: 395 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, Quận Bình Tân Tp.HCM) để mua vé hoặc liên hệ các xe chuyên chạy tuyến Sài Gòn - Cần Thơ như:

- Xe Phương Trang:

Sài Gòn: 272 Đề Thám, quận 1. ĐT: (08) 38375570. Khởi hành tại bến xe miền Tây từ 7h sáng đến 10 giờ tối.

Cần Thơ: Khởi hành tại bến xe Nguyễn Trãi (ngã tư đường Hùng Vương) cứ nửa tiếng là có một chuyến. Giá vé khoảng 80.000đ, chạy 4 tiếng.

Xe Hoàng Long:

Sài Gòn: Phòng vé Bến Xe Miền Đông, ĐT - (08)35113113. Văn phòng 47Phạm Ngũ Lão Q1 (08)39151818.

Cần Thơ: Bến xe lộ 91B.

Xe Mai Linh:

Tổng đài đặt vé tại Sài Gòn: (08) 39 29 29 29. Đường dây nóng: 0985 29 29 29.

Tuyến Sài Gòn - Cần Thơ: Xe 15 chỗ và 45 chỗ chạy đan xe nhau 15 phút xuất bến một chuyến hàng ngày, 24/24. Giá vé 75.000đ.

Phương tiện di chuyển của người dân Cần Thơ chủ yếu là ghe thuyền

*Lưu ý: giá xe mang tính tham khảo, có thể thay đổi tùy từng thời điểm


Nét độc đáo của Cần Thơ là mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

3. Khách Sạn, nơi lưu trú

Một số khách sạn ở Cần Thơ bạn có thể tham khảo:

- Khách sạn Ninh Kiều - 2A Hai Bà Trưng, Ninh Kiều, Cần Thơ. ĐT: 0710 3817 676

- Khách Sạn Victoria Cần Thơ - Khu Du lịch Cái Khế, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. ĐT: 0710 3810 111

- Khách Sạn Tân - 5 Thủ Khoa Huân, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ. ĐT: 0710 3812 750

- Khách Sạn Kim Thơ - 1 Ngô Gia Tự, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ. ĐT: 0710 3817 517

- Khách Sạn 31 - 31 Ngô Đức Kế, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ. ĐT: 0710 3825 287

- Khách Sạn Hòa Bình, Nhà Hàng 38 - 5 Hoà Bình, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ. ĐT: 0710 3825 417

- Khách Sạn Huy Hoàng - 33 Ngô Đức Kế, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ. ĐT: 0710 3825 833


Bến Ninh Kiều

4. Ăn gì?

Cần Thơ có rất nhiều quán ăn ngon và rẻ, buổi tối bạn có thể ăn tối trên du thuyền chạy dọc sông Hậu rất thú vị.

- Cá sông ở Cần Thơ to, thịt chắc, lại rẻ.

- Bánh cống Cần Thơ: Gọi là bánh cống (hay cóng) vì khuôn bánh là một dụng cụ đo lường có hình ống. Bánh có hình ống thấp hoặc hình tròn hơi phồng, chiên giòn ngoài, trong mềm xốp, khi ăn cắt nhỏ kèm với rau sống các loại, nước mắm pha chua ngọt, đồ chua.

- Bánh xèo: Nguyên liệu để làm bánh xèo là bột gạo pha với nước cốt dừa, nghệ, tôm, thịt… Bánh xèo cuốn bánh tráng ăn kèm với các rau sống (cải bẹ xanh cay, xà lách, rau thơm tía tô, húng quế, húng lủi, dấp cá, chuối chát, khế cắt lát mỏng dài…) Tùy khẩu vị, có thể chấm bánh xèo với nước mắm hay tương bắc.

- Cá lóc nướng trui: Cá lóc nướng trui (ngon nhất là nướng với rơm), món ăn đã có từ ngày khai phá đất Phương Nam - với hương vị đậm đà mà biết bao du khách khi đến Cần Thơ muốn thưởng thức.

- Ốc nướng tiêu: Đến Cần Thơ không thể không thưởng thức món ốc nướng tiêu. Ốc được luộc sơ rồi cho lên nướng, vừa nướng vừa cho nước mắm, tiêu, tỏi vào trong cho đến khi nước bên trong hơi cạn xuống thì dọn ra là ăn.

- Bún tôm khô - Cái Răng: Bán từ chục năm nay, bún tôm khô đã trở thành thương hiệu được nhiều người ưa thích.

Địa chỉ: Chợ Cái Răng, số 35/4, đường Lý Thường Kiệt, phường Lê Bình, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Mỗi ngày, quán bán từ 6 giờ tới 9-10h sáng hết hàng.

- Chuột nướng chao: nghe thì ghê nhưng lại là món ăn độc đáo, dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn ở miền sông nước này. Chuột nướng chao là món nhậu mà những tay sành điệu rất thích. Bạn có thể đến các nhà hàng đặc sản ở Cần Thơ hoặc Vị Thanh, Phụng Hiệp... để thưởng thức món ăn dân dã ngon, lạ và giá cả cũng rất bình dân.


Bánh xèo Cần Thơ

- Để thưởng thức những món trên, có thể ghé bất kỳ nhà hàng nào ở Cần Thơ. Ngoài ra còn có một số con đường gắn với những món ăn đặc trưng như:

+ Lẩu mắm - quán Dạ Lý trên đường 3/2. Đây là quán mở khá lấu và có thâm niên trong việc nấu lẩu mắm. Nhiều người còn cho rằng: "Đến Cần Thơ mà chưa ăn lẩu mắm Dạ Lý coi như là chưa đến Cần Thơ".


Lẩu mắm Cần Thơ

+ Đường Lý Tự Trọng: ở hẻm 1 có quán Lẩu Vịt Nấu Chao rất ngon. Nếu muốn ăn Phở thì bạn đến quán Oanh cũng trên đường Lý Tự Trọng.

+ Đường Lê Lai (ngay công viên Lưu hữu Phước, bên tay phải, vào 20 mét là thấy), nổi tiếng về bánh bèo, bánh cuốn, bánh tăm bì... nơi đây rất có uy đó, phải lại sớm nếu không thì không có chổ ngồi hoặc hết hàng.

+ Đường Lê Lợi, nổi tiếng về "rau má đâu" tức là rau má xay với đậu xanh, rất ngon; hoặc hủ tiếu "bèo" sau lưng hai quán trên (chỉ bán buổi tối).

+Nếu các bạn nữ thì buổi tối còn có thể vào trong bảo tàng quân khu 9, nằm ngay trên đại lộ Hòa Bình (đối diện K/S Ninh Kiều 2) để thưởng thức món gỏi khô bò và uống sữa đậu nành.

+ Món "tàu hủ đá" và bánh bột chiên buổi tối bán trong chùa Khmer.

+ Đường 30 tháng 4: mỗi khi đêm xuống có bán rất nhiều thức ăn hủ tiếu, bún bò Huế, chè, hột vịt lộn… Nhưng món ăn đại diện cho con đường này là cháo trắng hột vịt muối hay ăn với cá kho hoặc ăn cả với 2 thứ tùy theo khẩu vị của bạn.

5. Điểm Tham Quan

- Chợ nổi: Đến Cần Thơ muốn đi chợ nổi thì ra bến Ninh Kiều đón tàu, bến Ninh Kiều có rất nhiều tàu du lịch để chọn. Không nhất thiết đi tàu Victoria giá khá cao. Tốt nhất là bạn nên đặt từ chiều hôm trước để sáng hôm sau bạn có thể khởi hành đi ngay.

Từ Ninh Kiều bạn đi Phong Điền và Cái Răng. Chợ nổi Cái Răng thuộc quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ, cách bến Ninh Kiều 30' bằng canô là nơi chuyên mua bán nông sản, các loại trái cây của vùng.


Chợ Nổi Cái Răng

- Vườn cò Bằng Lăng: thuộc ấp Thới Bình, xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt, Tp. Cần Thơ. Nơi đây là một trong những sân chim lớn nhất nơi miệt vườn chín dòng sông.

- Du lịch vườn Cần Thơ: Vườn Cần Thơ có trên khắp các tuyến đường bộ, đường thuỷ ở Tp. Cần Thơ. Các vườn du lịch xanh tươi đã và đang thu hút ngày càng đông du khách trong và ngoài nước đến thăm.

- Nhà cổ Bình Thuỷ: nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa phường Bình Thuỷ, quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ. Ngôi nhà cổ năm gian hai mái, kiến trúc kiểu Pháp được gia đình họ Dương xây vào năm 1870.

- Chùa Nam Nhã: nằm ở 612 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường An Thới, quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ. Chùa do ông Nguyễn Giác Nguyên đứng ra xây dựng năm 1895, theo tông phái Minh Sư nên còn được gọi là chùa Minh Sư.

- Chùa Ông: nằm ở đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ. Chùa Ông là nơi sinh hoạt tín ngưỡng và văn hoá của người Hoa tại Cần Thơ. Chùa được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1993.

- Chợ đêm Tây Đô - chợ văn hóa du lịch: cách trung tâm Tp. Cần Thơ khoảng 1km về phía tây sông Hậu, tọa lạc trong khu Hội chợ triển lãm quốc tế Cần Thơ.

- Chợ Tây Đô là trung tâm buôn bán lớn của các tỉnh Nam Bộ đồng thời cũng là điểm vui chơi giải trí, du lịch hấp dẫn.

Kinh nghiệm du lịch Tam Đảo

Cách Hà Nội hơn 80 km, Tam Đảo là khu nghỉ mát lý tưởng của miền bắc. Khu nghỉ mát Tam Đảo nằm lọt trong thung lũng Máng Chi, với độ cao khoảng 1.000 m, nhiệt độ trung bình từ 18 đến 25 độ C.

Cái tên Tam Đảo có được là do ba ngọn núi cao Thạch Bàn, Thiên Thị và Phú Nghĩa nhô lên trên biển mây. Đứng giữa đất trời, nhìn ba "hòn đảo" nhấp nhô lên trên đám "sóng mây", ta mới hiểu vì sao vùng đất mát mẻ này có tên là Tam Đảo.

Khu nghỉ mát Tam Ðảo được người Pháp phát hiện và xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 19. Ðến năm 1940, Tam Ðảo đã là một "đô thị" trên núi cao với 145 tòa nhà, biệt thự cao cấp, lộng lẫy; trong số này có tới 60 biệt thự với kiến trúc theo nhiều kiểu cách khác nhau. Nay những tòa biệt thự ngày xưa chỉ còn là phế tích trong hoang tàn, đổ nát, trơ ra những móng, tường, công trình ngầm nằm lẫn với cỏ cây, rêu phong, nắng mưa...



Cây cỏ Tam đảo rất xanh tốt

Thiên nhiên đã ban tặng cho Tam Đảo một khung cảnh tuyệt vời: vừa thơ mộng, u tịch, vừa hùng vĩ, huyền ảo trong cảnh mây gió, sương khói vờn trên đỉnh núi rồi sà xuống những thảm cỏ, những ngôi nhà ven sườn núi. Thế nên Tam Đảo là nơi lý tưởng cho bạn nghỉ dưỡng cuối tuần sau một tuần làm việc vất vả. Cái cảm nhận đầu tiên khi bạn vừa bước chân xuống Tam Đảo là nơi đây dường như có 1 cái điều hòa thiên nhiên khổng lồ, đang lặng lẽ phun khí lạnh cho toàn khu vực. Không khí trong lành, mát lạnh đến mê hồn.

Chúng tôi xin chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm khi bạn muốn du hành đến xứ thần tiên này.



Giọt sương trong lành ở Tam đảo


1. Đi lại:

Xuất phát từ Hà nội lên Tam Đảo mất tầm có 2 tiếng đồng hồ và có rất nhiều lựa chọn cho bạn. Gia đình nào có xe riêng thì quá tuyệt rồi, theo đường Phạm Hùng bạn đi thẳng sang thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, rẽ vào đường 28 đi tầm 25km nữa là lên đến Tam Đảo.

Nếu bạn không muốn đi xe máy bạn có thể lựa chọn phương tiện là xe bus. Giá vé xe bus khứ hồi Hà Nội - Tam Đảo là 180.000VND/ người, có 2 điểm bán vé cho bạn là 122 Xuân Thủy, Cầu Giấy hoặc 32 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng. Xe này của hãng NewayGiờ xe chạy thường như sau: Chuyến Hà Nội - Tam Đảo khởi hành vào lúc 6h30 tại đường Nguyễn Công Trứ hoặc 7h tại 122 Xuân Thủy. Còn chuyến về Hà nội từ Tam Đảo thường là 3h-4h chiều. Xe đón khách tại các địa chỉ mua vé, khi về trả khách về đúng địa điểm xuất phát (có dịch vụ gửi xe miễn phí tại các điểm đón khách). Số điện thoại đặt vé đi Tam Đảo là: 043 565 4898.



Rất nhiều du khách chọn Tam Đảo làm nơi nghỉ dưỡng


Khách sạn:

Khách sạn và nhà nghỉ tại Tam Đảo khá phong phú về số lượng cũng như giá cả. Khách sạn nơi đây mới, hiện đại và thường kèm theo dịch vụ cho bạn và gia đình.

Xin điểm qua giá phòng ở một số khách sạn có khuôn viên rộng rãi, phòng ốc sạch sẽ, tiện nghi vừa phải (có ti vi, tủ lạnh nhỏ) phù hợp với các gia đình có trẻ nhỏ đi cùng. Giá cả tùy thuộc vào từng thời điểm, vào mùa du lịch giá phòng hầu hết lên khá cao.



Sắc hoa tươi thắm trên Tam đảo
+ Khách sạn tòa báo nhân dân: nằm ở gần trung tâm Tam Đảo, khách sạn này mới đi vào hoạt động nên phòng ốc sạch, đẹp, hiện đại. Ở khách sạn tòa báo nhân dân vào ban đêm bạn có thể ngắm được toàn bộ khung cảnh Tam đảo về đêm, rất lung linh và rực rỡ. Giá phòng thường dao động từ 440.000VND đến 1.000.000VND. Xem thông tin khách sạn tòa báo nhân dân và đặt phòng.

+ Tam Đảo Belvedere Resort: nằm ở phía dưới cách khá xa trung tâm Tam Đảo. Tọa lạc trong khuôn viên rộng gần 30 ha, Belvedere Resort bao gồm nhiều biệt thự sang trọng, với ban công riêng nhìn ra toàn cảnh rừng núi Tam Đảo thơ mộng. Với cách trung tâm thị trấn khoảng 3 km và kề bên Thác Bạc, gần sân golf và rừng Quốc gia Tam Đảo. Quá phù hợp cho ai muốn đi nghỉ tuần trăng mật hoặc nghỉ dưỡng. Giá phòng thường dao động từ 68USD đến 250USD. Xem thông tin Belvedere Resort và đặt phòng.



Belvedere Resort Tam đảo


+ Khách sạn Thế Giới Xanh - Green World từ lâu đã là địa chỉ nổi tiếng cho du khách Tam đảo. Giá phòng thường là 27USD. Xem thông tin Thế Giới Xanh - Green World và đặt phòng.

+ Khách sạn Hoàng Anh, số điện thoại: 0211 3824259.

+ Khách sạn Phương Vi: số điện thoại: 0211 3824 195 hoặc 0977 606 558

+ Khách sạn Cây Thông: số điện thoại: 0211. 3577 1215

+ Khách sạn Hàng Không, số điện thoại: 0211 3824208

+ Khách sạn Hương Rừng, số điện thoại: 0211 824193

+ Khách sạn Mimi, số điện thoại: 0211824231

+ Khách sạn ngôi sao Tam Đảo, số điện thoại: 0211 824263

+ Khách sạn Mela Tam đảo, số điện thoại: 0211 824352

Ngoài ra, trên thị trấn Tam Đảo bạn cũng có thể tìm được rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ với quy mô nhỏ hơn và giá cả phải chăng hơn như khách sạn Suối Bạc, khách sạn Anh đào, khách sạn Sao Mai, khách sạn Hạ Long, khách sạn Mỹ Linh.

Chỗ ăn chơi:

+ Tháp truyền hình: cao 93 m trên đỉnh Thiên Nhị với độ cao 1.375 m. Ðường đi lên tuy vất vả nhưng lãng mạn, nên thơ. Dọc đường lên là hoa phong lan, hoa cúc quỳ và các loài hoa dại không tên khác nở đầy lối đi, tỏa hương thơm lạ, mầu sắc rực rỡ... Ở nơi đây nhiều loại bướm đủ mầu rập rờn trên hoa lá, đậu, bay theo du khách như các sứ giả đón khách ghé thăm. Lên tới đỉnh, phóng tầm mắt ra bốn phía là mênh mông trời, đất, gió, mây...



Tháp truyền hình

Sau khi leo bộ lên gần 1.400 bậc đá đứng trên đỉnh Thiên Nhị, đứng dưới chân ngọn tháp truyền hình cao hơn 100 m, với cảm giác của một người vừa chinh phục đỉnh cao, hít một hơi căng đầy lồng ngực luồng không khí trong lành của Tam Ðảo, ta bỗng thấy lòng mình thanh thản.

+ Đền Bà Chúa Thượng Ngàn: Nếu vì thời gian eo hẹp, không thể leo lên được đỉnh Thiên Nhị, bạn hãy leo gần 200 bậc đá đến Ðền Bà chúa Thượng Ngàn. Ngôi đền là nơi lưu giữ một truyền thuyết đẹp. Với khung cảnh mộng mơ của thị trấn miền mây trắng vẫn còn nguyên vẹn.



Đền bà Chúa Thượng ngàn Tam đảo

+ Thác Bạc: Từ trung tâm thị trấn Tam Đảo, rẽ phải theo lối mòn, hút xuống thung lũng sâu, thác Bạc giấu mình trong núi, bí ẩn đổ xuống dòng nước trắng bạc, lóng lánh ánh mặt trời phản chiếu sắc cầu vồng. Một dòng suối nhỏ từ trên cao 50 m ào ào tuôn nước, thả vào gió tiếng suối, tiếng rừng, tiếng lá dội vào vách đá nghe thâm u như tiếng ngàn xưa...

Nước trong và mát lạ thường, đôi chân trần của du khách cứ thoải mái đùa nghịch với nước. Thanh niên nam nữ tụ hội quây quần dưới thác, còn các bậc trung niên cũng không thể cưỡng nổi sức hút của thác Bạc. Con đường lên xuống thác không quá dài nhưng cheo leo với những bậc đá dựng đứng. Du khách mặc dù mệt nhoài nhưng vẫn tươi cười đắc ý vì vừa chinh phục được đoạn đường gian khổ.

+ Đỉnh Rùng Rình: nếu thích mạo hiểm, bạn hãy đi xa chút nữa tới đỉnh Rùng Rình, ở đây cây cối, núi non đẹp như trong cổ tích, có nhiều cây to mấy người ôm phủ đầy hoa phong lan, tiếng chim hót ríu rít vang động, bươm bướm bay rợp trời. Xa hơn nữa là Tam Ðảo 2, nơi mà vào thời Pháp cũng là điểm du lịch nghỉ mát lý tưởng, nhưng nay bị bỏ hoang, mang vẻ đẹp hoang dã, cô liêu.

+ Cổng trời: Từ thi trấn Tam Đảo bạn đi thẳng lên nhà thờ thời Pháp rẽ trái đi thẳng là tới Cổng trời. Ðứng trên Cổng Trời nhìn xuống thị trấn Tam Ðảo mờ mờ ảo ảo trong những làn sương chợt đến chợt đi ta thấy Tam Ðảo đẹp lạ lùng. Mây mù quấn quýt quanh người, những cơn gió từ cánh rừng thông xanh mơn mởn. có thể làm bạn rùng mình giữa ngày hè oi ả.

+ Nhà thờ cổ Tam Đảo: Được xây dựng vào năm 1937, giáo xứ nơi đây đã xây dựng ngôi thánh đường hiện nay theo lối kiến trúc Pháp với chiều dài 26m, rộng 11m. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chủ trương “tiêu thổ kháng chiến” đã làm cho toàn bộ những ngôi biệt thự tại Tam Đảo bị phá hủy hoàn toàn, nhà thờ là công trình kiến trúc duy nhất được bảo toàn.



Nhà thờ cổ Tam đảo

Đây là một điểm tham quan khá lý thú, đứng trên nhà thờ cổ bạn cũng có thể nhìn thấy toàn cảnh thiên nhiên Tam đảo rất mộng mơ. Bạn có thể chụp ảnh lưu niệm với bạn bè và người thân của mình. Rất nhiều cặp tình nhân chọn nơi này làm nơi chụp ảnh cưới cho mình.

+ Tắm bể bơi: Ở Tam đảo ngoài một số chỗ chơi trên bạn có thể đi bơi tại bể bơi công cộng. Là bể bơi nằm lưng chừng núi nên rất lãng mạn. Tắm ở đây nước rất sạch sẽ, bạn nên tắm vào buổi trưa hoặc đầu giờ chiều vì tắm vào gần tối nước sẽ khá lạnh. Giá vé tắm bể bơi là 50.000VND, nếu bạn nào lỡ mua mà không tắm nữa có thể trả lại đấy.

+ Đánh golf: Dịch vụ sân Golf Tam Đảo tiêu chuẩn quốc tế, rộng 300 m2 bao gồm: khu sân tập, bãi tập chíp bóng có bẫy cát và hàng loạt bẫy gạt bóng bao quanh. Trên 100 xe golf, và đội ngũ 200 nhân viên điều hành golf chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng phục vụ.

+ Ăn uống tại Tam Đảo khá đắt, nên khuyến khích bạn đến đây nên mang theo 1 số đồ ăn sẵn. Trên Tam Đảo có mấy nhà hàng đồ ăn khá ngon nổi tiếng với món gà đồi, su su các loại món như xào, luộc, gà bọc đất. Xin giới thiệu cho bạn một số nhà hàng ở Tam Đảo: nhà hàng Hải Đăng, nhà hàng Hàng không...

Đặc sản và quà Tam Đảo:

+ Susu Tam Đảo: Đến Tam Đảo, bạn có thể nhìn thấy loài cây này có mặt ở khắp nơi. Su su mọc thành giàn chênh vênh trên sườn núi, mơn mởn trước cửa nhà, hai bên đường dẫn vào thị trấn cũng bạt ngàn màu xanh của su su. Su su ở đây không phụ công chăm sóc của người nông dân Tam Đảo nên lúc nào cũng xanh tốt và có một sức đề kháng mà những loại sâu, côn trùng và mối không thể làm hại cây. Chính vì thế su su Tam Đảo mọc mà không bao giờ phải lo phun thuốc trừ sâu.



Những ngọn su su xanh mơn mởn không thuốc kích thích, không thuốc trừ sâu

Su su Tam Đảo được nhiều người ưa chuộng, từ người tiêu dùng đến khách du lịch. Ở đây, giàn su su rộng tới mấy sào, trũi nặng quả. Ngọn su su bán được giá hơn quả. Các gia đình tận dụng cả khe, lạch, mặt cống để bắc ngang cây tre, cây nứa cho cây leo. Ở đây trồng su su cả năm. Người ta cắt bỏ cây già, cho gốc chồi lên cây non, rồi bón thúc thêm phân để lên cây mới.



Susu được bày bắn khắp nơi trên Tam đảo

Ngọn su su để xào tỏi, xào thịt bò, hoặc luộc chấm muối vừng chấm nước mắm ớt, tỏi cũng ngon. Khi ăn, bạn dễ dàng cảm nhận được độ ngon mềm nhưng lại giòn, vị ngọt mát tự nhiên. Bạn có thể mua su su Tam Đảo về làm quà cho bạn bè và người thân, giá của ngọn su su thường dao động từ 15.000đ - 20.000đ 1kg.

+ Gà đồi: với sự tinh tế của các đầu bếp Tam Đảo mà món gà đồi cũng được chế biến thành rất nhiều món như: Gà đồi rang muối, gà đồi hầm, gà đồi rang hành mỡ... Ngoài ra còn có món gà đồi bọc đất nướng, nhưng nhiều người đánh giá món gà đồi bọc đất này không được ngon, thịt gà hơi mềm, không săn chắc nhưng được kết hợp từ tinh hoa đất trời nên mùi món gà đồi bọc đất rất thơm, béo ngây. Bạn cũng có thể mua về làm quà cho gia đình, với 1 con gà đồi bọc đất nướng có giá là 250.000đ.



Gà đồi bọc đất nướng

+ Lợn mán: Nếu bạn đi 1 đoàn đông hơn 10 người có thể đặt nhà hàng hoặc quầy ăn khách sạn 1 con lợn mán cho cả đoàn. Nhà bếp có thể chế biến thành các món như: hấp, nướng, nấu rượu mận, tiết canh, lòng thì xào hoặc nướng... Và tổ chức thành 1 bữa tiệc buffet món nướng với lửa trại thì vui không gì có thể bằng được.

Đoàn hơn 10 người bạn có thể đặt 1 con lợn mán tầm 6-8kg, 1kg thịt lợn mán ở Tam Đảo có giá là 300.000đ nhưng được nhà bếp chế biến sẵn hết cả, chuẩn bị cho bạn cả lò nướng, bàn ghế, chén bát... Nếu bạn muốn vui với bạn bè và món thịt nướng ngon thì tự nướng, còn không nhà hàng có thể nướng sẵn cho bạn luôn. Theo kinh nghiệm mình thấy thịt lợn mán và cách chế biến ở Nhà khách tòa báo nhân dân là ngon và chu đáo nhất.

Hãy đến nơi đây để được thưởng thức 1 kỳ nghỉ thực sự bên bạn bè và người thân.

kinh nghiệm và hành trang du lịch Sapa

Điểm đến Sapa không còn là cái tên xa lạ trên bản đồ du lịch Việt Nam. Bạn chưa từng đến Sapa và đang hào hứng cho chuyến đi du lịch Sapa sắp tới của mình?

Dưới đây là một số thông tin hữu ích, chúng tôi xin cung cấp cho bạn về Sapa để bạn có thể yên tâm cho chuyến đi của mình.

Thời điểm đến Sapa:

Thời điểm tốt nhất để đến Sapa là từ tháng 9 đến tháng 11 hoặc từ tháng 3 đến 5. Vào thời điểm này thời tiết khá ổn định, ngày nắng khô, đêm lạnh.
Vào tháng 4 – 5, Sapa tràn ngập trong sắc hoa đua nở và những cánh đồng xanh mướt.
Sapa vào cuối tháng 8, trong tháng 9 các ruộng bậc thang rất đẹp hoặc đi vào sau Tết âm lịch để ngắm hoa đào Sapa.
Vào mùa đông khoảng từ tháng 12 đến tháng 2 trời trở nên rất lạnh, nhất là ở phía đông bắc khi về đêm. Nhưng bù lại bạn sẽ được ngắm cảnh bình minh trên thung lũng cao vào buổi sáng sớm. Đặc biệt trong những năm gần đây trên Sapa thường xuất hiện băng tuyết và thỉnh thoảng có tuyết rơi. Nếu đên đây trong dịp này chắc chắn bạn sẽ được chứng kiến cảnh tượng khá lãng mạn.
Tuy nhiên cũng chính vì vậy mà vào thời điểm này, Sapa rất đông khách du lịch. Vì vậy nếu không thích ồn ào, đông đúc thì bạn không nên đi du lịch Sapa vào thời điểm này.
Sapa mùa Lúa chín

Chuẩn bị hành lý:

Nếu bạn thường xuyên du lịch, hãy chọn loại vali nhỏ và chất lượng. Vali vừa đủ nhét vào khoang hành lý, nhưng cũng đủ lớn để chứa quần áo, đồ dùng cá nhân từ 2 đến 5 ngày. Đi Sapa, bạn chỉ nên đem giày dép màu nâu hoặc đen. Trời sẽ trở lên lạnh vào buổi tối bạn nên mang theo áo khoác mỏng vào mùa hè. Bạn nên mang theo khăn choàng cổ, găng tay, mũ len thật ấm nếu đến Sapa mùa đông.

Bạn nên mang một vài chai nước nhỏ, hoặc có thể mua trên đường đi.

Mang theo áo mưa, ô che nắng trong trường hợp thời tiết thay đổi.
Sapa vào mùa đông
Phương tiện đi lại:

Từ Hà nội đi Sapa bạn có đi bằng tàu hoả vé ghế mềm giá 150nghìn/lượt cho tàu SP (tàu du lịch); vé giường nằm điều hòa giá 240nghìn/lượt, còn đi tàu LC (tàu chợ) vé sẽ rẻ hơn nhưng tàu đi muộn và chậm hơn .

Lên tàu 9h30 tối đến Lào Cai 6h sáng. Đến Lào Cai đi xe khách (rất nhiều tại sân ga) lên Sapa giá vé 25 nghìn.

Sapa, bạn có thể thuê xe máy giá 100nghìn/ngày (đổ đầy xăng) hoặc 75nghìn/ngày (tự đổ xăng) đi chu du những địa điểm bạn thích.

Lưu Trú
- Đến Sapa, bạn nên ở khách sạn Mùa Xuân giá phòng bình dân có thể nhìn ra thung lũng và ngọn núi Fanxipăng.
- Khách sạn Mountain View, khách sạn MV ở ngay cạnh Royal, vị trí đẹp hơn khách sạn Mùa Xuân, Cát Cát…, Bamboo và Victoria.
- Khách sạn Mùa Xuân (0203824890)
- Khách sạn Apatit chỉ cách nhà thờ một đoạn.
- Khách sạn Cao nguyên -Phố Cầu Mây,phòng đẹp mà rẻ .
- Khách sạn Xuân Ngần - phố Xuân Viên - ĐT : 020 871 704 - 0912578325 . Giá : 80-100nghìn/phòng, 2 giường rộng rãi . Đến SaPa, bạn có thể gọi điện là chủ nhà ra đón .
Thác Tình Yêu
Các địa danh du lịchSapa:

Trước hết bạn nên hỏi mua bản đồ du lịch Sapa (tại các văn phòng DL hoặc tại quầy bán vé lên núi Hàm Rồng) đề bạn có thể xác định đường và lịch trình cụ thể.

- Hàm Rồng, thác Bạc, Cầu Mây, bản Cát Cát, bản Tả Van, Tả Phìn, Bãi đá cổ

- Phanxipang - Nóc nhà của Đông Dương.

- Chợ Bắc Hà, sang Trung Quốc qua cửa khẩu Hà Khẩu
Bản Cát Cát

Ăn uống :


Giá đồ ăn ở Sapa không đắt nhưng bạn nên hỏi giá trước khi ăn. Đêm xuống, bạn có thể ra phố nướng uống rượu Sắn lung và ăn đồ nướng. Có nhiều đồ nướng lạ : trứng nướng , lòng nướng , dạ dày nướng , gà nướng, khoai tím nướng, trứng gà, trứng vịt lộn nướng, cơm lam.
Là xứ lạnh, đặc sản nổi nhất của Sa Pa là các loại rau đặc trưng vùng ôn đới như súp lơ trắng, hoa lơ xanh, củ cải đỏ, su su... Món rau đặc biệt nhất cảu Sapa là “ngồng”, tức là phần thân đã đâm hoa của những cây rau già. Có nhiều loại ngồng: ngồng tỏi, ngồng cải, ngồng su hào, ngồng su su... mang xào với tỏi hoặc các loại thịt khác nhau là ngon nhất chứ không nên ăn ngồng luộc. Ngoài ra, khách du lịch vẫn đồn nhau rằng ăn su su luộc ngay tại Sa Pa mới là ngon nhất.
Phố đồ nướng Sapa
Sa Pa nổi tiếng với món thịt “lợn cắp nách”. Thịt “lợn cắp nách” nhâm nhi với rượu táo mèo Sa Pa, nhậu xuyên đêm chưa chán.
Sa Pa là huyện miền núi nhưng lại có đặc sản từ...cá. Cá suối Sa Pa thường bằng cỡ ngón tay, loại to nhất cũng chỉ bằng cổ tay em bé đem rán ròn tan nhâm nhi với lon bia thì ngon tuyệt. Cá hồi và cá tầm, 2 giống cá nước lạnh đến nay trong nước mới chỉ nuôi được ở Sa Pa. Hai loại cá nước lạnh này nuôi ở Sa Pa thịt chắc, thớ săn, không có mỡ.
Nếu đi thăm chợ phiên Bắc Hà, bạn nên thưởng thức món khâu nhục - thịt lợn ba chỉ thái miếng to trùm lên trên bát lớn đựng rau dưa chua và vị thuốc hấp nhừ. Chợ Simacai nổi tiếng với món thắng cố, một dạng thập cẩm thịt, da và xương các loài ăn cỏ như ngựa, bò, dê...
Đồ nướng Sapa

Mua sắm, giá cả:

Bạn không nên mua thuốc hoặc nấm linh chi, củ tam thất dọc đường lên Hàm Rồng vì chủ yếu là của Trung Quốc mang sang – không tốt như quảng cáo và giá cao, đồ giả bạc của người bán hàng rong không rõ nguồn gốc.

Bạn có thể Mua quà lưu niệm tại khu chợ đêm sát chân nhà thờ Đá tuy nhiên nhớ mặc cả cẩn thận: các loại đồ thổ cẩm nếu màu sắc bắt mắt là của Trung Quốc.

Riêng nước, bia, thuốc lá ở Sapa đắt hơn miền xuôi và giá tăng gấp rưỡi. Vì vậy bạn có thể dùng bia hơi địa phương, giá và hương vị chấp nhận được.

Chúc bạn có những ngày nghỉ thú vị ở Sapa!

Những điều cần biết khi đến thăm bản đồng bào dân tộc Sapa

Cuộc sống và những nét văn hóa ngàn đời của các dân tộc thiểu số luôn là nét khám phá hấp dẫn của biết bao khách du lịch. Bên cạnh đó, văn hóa của các đồng bào dân tộc cũng ẩn chứa rất nhiều nét khác lạ mà bạn cần phải tìm hiểu kĩ trước khi muốn ghé thăm.

1. Khi đến bản làng:

Trên đường vào nhà người Hà Nhì, khi thấy một cánh cổng chào dựng tạm phía trên buộc tua tủa những dao gỗ, kiếm gỗ , đầu cánh gà ... đó là lúc rong làng đang tổ chức lễ cúng xua đuổi tà ma. Tương tự như vậy hàng năm các nghi lễ chung cúng thần làng, xua đuổi ma ác của đồng bào Tày, Thái, Giáy, Lào, Bố y, Xá Phó... thường được tổ chức vào tháng 2 hoặc tháng 6 , tháng 7 âm lịch. Khi cúng đồng bào đặt các dấu hiệu kiêng kỵ cấm người lạ vào làng như buộc chùm lá xanh ở cột cao trên đường vào làng hoặc đan phên mắt cáo, buộc vào đó xương hàm lợn, trâu, bò. Cả làng không ai đi làm, không cho người lạ vào làng. Nếu người lạ vô tình gồng gánh, đội nón, che ô, đeo gùi, ba lô... vào làng sẽ bị phạt bằng cách nộp đủ số lễ vật để làm lại lễ cúng làng. Trường hợp có việc khẩn cấp , muốn vào làng ngay, khách lạ phải bỏ mũ, ba lô, gồng gánh ... tất cả đồ đạc đều phải xách tay. Như vậy mới mong được giảm hoặc miễn phạt.

Mỗi làng đồng bào các dân tộc ở Lào Cai đều có khu rừng cấm, thờ thế lực siêu nhiên
Mỗi làng đồng bào các dân tộc ở Lào Cai đều có khu rừng cấm, thờ thế lực siêu nhiên. Nơi thờ cúng có thể ở gốc cây to, hòn đá lớn ở trong rừng. Rừng cấm là khu rừng chung của cả làng . Mọi người tự nguyện bảo vệ rừng , không ai được tự tiện chặt phá, phóng uế, trai gái không được phép đến nơi đó tâm tình.

2. Khi vào thăm nhà

Trước khi vào thăm nhà đồng bào các dân tộc, du khách cần quan sát kỹ, nếu thấy ở trước cửa nhà, ở đầu cầu thang cắm hoặc treo một cành lá xanh, một cành gai hoặc cắm một tấm phên đan hình mắt cáo... Đó là những dấu hiệu kiêng cấm, gia đình không muốn người lạ vào nhà.

Nhà người Hà Nhì Đen có hai lớp cửa, khách xa tới chỉ nên vào cửa thứ nhất. Nếu muốn vào cửa thứ hai thì phải được gia đình chủ đồng ý. Nhà người Thái có đầu cầu thang, phụ nữ chỉ được lên cầu thang có sân phải ( bên trái), không được lên cầu thang bên phải. Ở vị trí quan trọng nhất trong nhà (vách nhà ở gian giữa hoặc góc đầu nhà sàn, là nơi thờ tổ tiên. Trang trí nơi thờ tổ tiên mỗi dân tộc có khác nhau, nhưng đều chung một quan niệm : Nơi thờ tổ tiên là chốn linh thiêng nhất . Khách không dược đặt mũ, nón, tư trang và đồ dùng khác ở nơi đó, không được sờ tay lên các đồ thờ cúng . Khi ngồi không được quay lưng vào nơi thờ. Ở vùng người Thái Đen, phụ nữ không được đến gian đầu ngồi nhà sàn- nơi thờ tổ tiên.
Nhà người Hà Nhì Đen có hai lớp cửa, khách xa tới chỉ nên vào cửa thứ nhất
Bếp lửa vừa là nơi nấu nướng vừa là nơi tiếp khách của đồng bào các dân tộc, đồng thời là nơi thiêng liêng thờ vua bếp, thần lửa. Do đó có nhiều kiêng kị liên quan đến bếp lửa, ngồi cạnh bếp lửa sưởi không đặt chân lên hoặc làm xê địch hòn đá kê làm kiềng , vì theo quan niện của một số dân tộc thì các hòn đá này là nơi trú ngụ của thần lửa . Khi đun nấu đồng bào Tày, Thái, Nùng, Giáy, Bố Y, Lào, Lự... đều chú ý đặt quay ninh, chảo, nồi lên bếp không được để hai quay nồi , chảo theo hương cây xà ngang (vì đó là hướng nằm của người chết) mà phải đặt theo hướng đòn nóc nhà . ở vùng đồng bào Mông, Dao, Hà Nhì.... khi đưa củi vào bếp, không đưa ngọn vào trước, vì quan niện sợ con gái gia chủ sau này sẽ sinh ngược. Khi ngồi gần bếp , du khách không quay lưng và giẫm chân vào bếp.
Đồng bào dân tộc kiêng không huýt sáo ở trong nhà
Trong ngôi nhà đồng bào các dân tộc cửa và cây cột chính cũng là vị trí linh thiêng thờ thần cửa, thần cột cái. Vì vậy không nên ngồi bậu cửa hoặc treo mũ nón và tựa lưng vào cột cái. Ở vùng người Thái, Tày, Kháng, La Ha, Phú Lá kiêng không đem lá xanh, cành cây xanh, rau xanh vào cửa chính.
Đồng bào kiêng không huýt sáo ở trong nhà, vì nó là tín hiệu gọi ma tà, bão giông.

3. Giao tiếp sinh hoạt

Chào hỏi: Khi đến nhà, đi đường, khách cần chủ động chào hỏi bằng thái độ chân thành, nụ cười thật thà sẽ xoá đi mặc cảm bất đồng ngôn ngữ. Khi chia tay có thể bắt tay, không cần nói lời tạm biệt, hẹn gặp lại nhưng luôn nở nụ cười. Không xoa tay lên đầu trẻ em người Mông, Dao, vì theo quan niện của họ, hồn người trú ngụ ở đầu, người lạ sờ vào , hồn hoảng sợ bỏ trốn ,làm cho rrẻ hay bị ốm đau.

Không xoa tay lên đầu trẻ em người Mông, Dao
Khi ăn uống: Mỗi dân tộc có quan niện khác nhau về vị trí chỗ ngồi , vì vậy cần lưu ý không ngồi vào một số vị trí đặc biệt như: ở vùng người Giáy, Dao phía dãy ghế ở gần bàn thờ dành riêng cho người cao tuổi nhất, khách quý nhát. Đồng bào Mông khi bố mẹ mất, vị trí đầu bàn (gần bàn thờ) luôn bỏ trống với ý niệm nơi đó giành cho hồn bố mẹ. Người Thái, Tày, Mường nơi giáp cửa sổ gia chủ đặt hai chén con có ý giành cho tổ tiên về tiếp khách, khách không ngồi ở vị trí đó.
Trước khi ăn uống cần kiên trì nghe gia chủ tién hành các nghi lễ mời tổ tiên, chúc tụng các điều tốt lành. Khách không rót rượu trước, không gắp thức ăn trước, khi dùng xong tuyệt đối không úp chén, úp bát xuống mâm.

Khi ngủ: Mỗi căn nhà của đồng bào dân tộc ở Lào Cai đều có chỗ ngủ dành riêng cho khách, nên cần tuân theo sự bố trí của gia chủ, không nằm để chân về phía bàn thờ. ở một số vùng người Mông, Dao,Thái, La Ha, Kháng kiêng không mắc màn màu trắng trong nhà.

4 món ăn không thể bỏ qua khi đến Sapa

Sapa là vùng núi có nhiều món ăn lạ. Trong hành trình du lịch Sapa 4 món ăn không thể bỏ qua khi ăn uống :
1/ Nấm chân chim ở chợ Bắc Hà

Nấm còn gọi là nấm phiến chẻ - là một sản phẩm độc đáo chỉ có ở Bắc Hà (Lào Cai), không những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một loại dược liệu quý. Vị ngọt của nấm khiến người ăn khó quên được hương vị của vùng cao này.
Nấm có tên khoa học Schizophyllum commune. Qua những đợt khảo sát, thì Bắc Hà là vùng duy nhất ở Việt Nam có bán loại nấm này.
Hình thái ngoài của nấm cũng dễ nhận biết, không có cuống, mũ dạng quạt - vỏ hến, đường kính từ 1 đến 3 cm, phủ lớp lông mịn mầu trắng xám, mép mũ hơi cuộn vào trong. Thịt nấm mầu trắng, mặt dưới là những phiến nấm, khi non mầu trắng, khi già mầu hồng thịt.
Nấm Chân Chim
2/Cải đắng

Cải Mèo cũng là một loại rau họ cải được trồng nhiều ở Sa Pa. Tôi cũng không ngọn ngành lắm về nguồn gốc của cái tên này, chỉ được biết nó được người dân tộc Mông ở vùng cao trồng rất nhiều và đây là loại rau chính của họ trong các bữa ăn hàng ngày.
Rau cải Mèo của Sa Pa được người dân địa phương nấu bằng nhiều cách: xào, nấu, luộc hoặc dùng để ăn lẩu. Thông thường, chế biến một cách đơn giản nhất, chỉ cần thái nhỏ, đập gừng đổ nước vào đun sôi là có một bát canh mát, rất hợp cho thực khách uống rượu. Kỳ công hơn, rau có thể nấu cùng với thịt gà băm rối, không quên bỏ gia vị gừng, nêm vừa mắm, muối, người thưởng thức sẽ cảm nhận được một hương vị thật độc đáo. Chất ngọt của thịt gà quện với cái ngọt mát, ngăm ngăm đắng của rau cải làm cho người ăn cảm thấy không bị ngán
Cải Mèo Sapa
3/ Thịt lợn muối

Cách chế biến món thịt lợn muối hết sức đơn giản với những gia vị có sẵn trong vườn nhà. Gia vị của thịt lợn muối bao gồm các loại lá như lá quế, lá mít, lá trầu không, kèm theo ớt tươi, giềng và rượu cái nếp. Tất cả các loại lá đều được phơi khô và giã nhỏ, thịt lợn được thái vừa miếng rồi đổ rượu cái ướp cùng muối thật mặn và trộn lẫn các loại lá gia vị khô đã được giã nhỏ sau đó cho thịt vào hũ hoặc lọ để từ một đến hai tuần là có thể sử dụng được.

Khi sử dụng thịt lợn muối có thể rang hay nướng tuỳ theo khẩu vị của từng gia đình. Khi ăn, chúng ta có những cảm giác khác nhau. Có vị cay của giềng và ớt, vị thơm của quế, vị hơi chát của lá mít và lá trầu không. Đồng thời, một vị đặc trưng của thịt lợn muối là vị chua hoà lẫn vị mặn của muối, miếng thịt giòn và rắn chắc. Thịt lợn muối làm giảm đi độ béo và ngấy của mỡ. Khi ăn, chúng ta có thể lấy lại cảm giác về vị giác khi đã ăn quá nhiều đồ ăn khác mà không có cảm giác ngon. Thịt lợn muối là món ăn dân dã của người dân vùng cao đặc biệt là người Tày ở Bảo Yên. Mặc dù là món ăn bình dị nhưng cũng được người dân vùng cao tiếp đãi khách quý như một món ăn truyền thống và bộc lộ tình cảm chân thành của đồng bào đối với khách.
4/ Nem măng đắng

Món ăn này được chế biến theo bí quyết cổ truyền. Đồng bào lấy những chiếc măng vầu đắng, luộc chín rồi lột lấy những tấm lá bánh tẻ, mềm và dai như những tấm lụa mỏng. Nguyên liệu này dùng như chiếc bánh đa nem thông thường trong món nem rán phổ thông.
Măng Vầu Sapa
Phần nhân của món nem măng đắng được làm từ thịt gà băm nhỏ. Gà phải là gà tơ, trọng lượng mỗi con không quá 0,6 - 0,7 kg. Thịt và xương được băm nhỏ cùng với củ kiệu, lá hẹ và các gia vị: hạt tiêu, nước mắm. Phần nhân được gói trong lá măng đắng và rán vàng. Món ăn được trình bày ra đĩa nhỏ, trông rất đẹp mắt. Khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận vị đăng đắng của măng, vị ngọt của thịt gà tơ. Độ dẻo của vỏ nem cộng với cảm giác sậm sựt của nhân nem trong miệng sẽ làm cho thực khách thấy thú vị.