Theo quốc lộ 4D đi về hướng Đông Nam, cách thị trấn Sa Pa khoảng 8 km là đến làng Tả Van Giáy. Đến đây, du khách sẽ có dịp được tìm hiểu thêm về phong cách, lối sống của người Giáy vừa truyền thống vừa hiện đại.
Đường vào thôn Tả Van Giáy nhỏ, hẹp và là đường đất. Hai bên đường là những thửa ruộng bậc thang màu mỡ được tổ điểm bởi màu xanh của ngô và lúa non.
Khi tới thôn Tả Van Giáy, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp bình dị, mộc mạc pha lẫn vẻ khang trang, lịch sự của những ngôi nhà trong thôn. Trước đây, Thôn Tả Van Giáy được hình thành dựa trên những phong tục, tập quán và sinh hoạt đặc trưng của người Giáy ở Lào Cai.
Làng Tả Van Giáy
Người Giáy có nghề chính là trồng lúa nước. Ngoài ra, họ còn tự rèn
được dụng cụ sản xuất và chạm khắc bạc. Họ ở cả nhà sàn và nhà đất với
gian giữa đều là nơi trang nghiêm: đặt bàn thờ tổ tiên và tiếp khách.
Người Giáy có nền văn hóa khá phong phú với những truyện cổ, thơ ca, tục
ngữ, câu đố, đồng dao...Trang phục của người Giáy rất đơn giản: nữ giới
mặc quần chàm ngắn đến mắt cá chân, ống rộng; tóc vấn theo kiểu vành
khăn và thường đeo túi vải có thêu hoa văn; nam giới cũng mặc quần, áo
và đầu vấn khăn.
Trang phục của người Giáy
Đồng bào Giáy vốn rất yêu văn nghệ. Ngoài việc làm du lịch, kinh
doanh nhà nghỉ, họ còn tham gia biểu diễn văn hóa - văn nghệ để phục vụ
du khách. Nhiều chị, ban ngày là những người nông dân chất phác, chịu
thương, chịu khó nhưng ban đêm, trước các du khách, các chị hóa trang,
tô điểm trở thành những cô sơn nữ yểu điệu, tươi tắn trong từng điệu múa
Then, múa Kèn và tình tứ trong điệu hát giao duyên...
Những ngôi nhà trong Làng
Những giá trị nhân văn, cao đẹp trong tính cách, tâm hồn đồng bào dân tộc Giáy ở Sa Pa chính là điểm nhấn ấn tượng nhất trong nhật ký của các lữ hành; để rồi khi rời mảnh đất này, họ vẫn cảm thấy nuối tiếc, lưu luyến, muốn quay trở lại không chỉ thêm một lần...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét