Tình cờ nghe mấy câu hát trong bài “Hoàng hôn trên phá Tam Giang”
(thơ Mai Hữu Phước, nhạc Quỳnh Hợp), tôi bỗng thoáng nhớ cái vẻ đẹp đượm
buồn của hoàng hôn trên phá Tam Giang...
Chiều hôm ấy, tôi nhận ra rằng, không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều nhà thơ, nhạc sĩ và nhiếp ảnh gia đã đưa hoàng hôn trên Phá Tam Giang vào những sáng tác của mình. Hoàng hôn trên Phá Tam Giang quả thật rất đẹp – một vẻ đẹp lãng mạn như đôi mắt của người thiếu nữ đang yêu, man mác như lời thơ của chàng thi sĩ thất tình, da diết như nỗi nhớ của mối tình đầu, mênh mang như biển cả và thân quen như con sông quê nhà.
Và chẳng hiểu vì sao, trong khoảnh khắc chiều tà ấy, tôi lại thấy
chưa bao giờ thiên nhiên gần gũi và đầy cảm xúc đến thế. Bầu trời, đường
chân trời, núi non, cánh đồng, tất cả trở nên gần đến nỗi hồ như chỉ
cần với tay là chạm đến.
Gió lồng lộng như thể muốn len vào từng sợi tóc từng thớ thịt. Chút nắng cuối chiều sóng sánh trên mặt nước, từng giọt từng giọt lấp lánh trong đáy mắt. Sóng từng cơn từng cơn vỗ vào mạn thuyền, khi lăn tăn lặng lẽ, khi vồ vập dỗi hờn.
Và trước mắt tôi, là vài con thuyền nhỏ len lỏi qua những hàng rào cọc tre trên mặt nước rộng lớn mênh mông – hình ảnh biểu trưng cho vùng đầm phá rộng lớn này.
Bình yên. Quả thật, mẹ thiên nhiên luôn biết cách cứu rỗi tâm hồn những con người yêu quý người.
Mãi đắm say trong cảm xúc bình yên, tôi lạc vào một làng chài mang tên Thái Dương Hạ, một làng chài cổ xưa với những nét văn hóa thú vị.
Nếu như ai đó cho rằng đi lạc là điều rủi, thì ngược lại, tôi lại cảm thấy lạc vào Thái Dương Hạ lại là một điều may mắn trong hành trình của mình.
Ngoài việc được tận mắt nhìn thấy những nét sinh hoạt của một làng
chài có lịch sự hàng trăm năm, tôi còn được chiêm ngưỡng những lăng mộ
và đền thờ lộng lẫy uy nghi mà mình chưa bao giờ được thấy trước đó.
Cứ vài ba căn nhà, lại có những đền thờ họ tộc to lớn, giáp đầy gạch
men và cẩm thạch, trạm trổ hoa văn rồng phụng. Hỏi thăm một người lớn
tuổi trong làng, tôi được biết, với quan điểm “sống ở thác về”, một lăng
mộ khang trang, một đền thờ họ lộng lẫy uy nghi, không chỉ thể hiện sự
tôn kính đối với người đã khuất mà còn là niềm tự hào của những người
sống.
Cụ cũng nhắc thêm, cứ 3 năm một lần, làng lại tổ chức Lễ hội Cầu Ngư rất long trọng vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch.
Có lẽ, nếu phải tìm lại những khoảnh khắc bình yên nhất và những chiều hoàng hôn đẹp nhất trong cuộc đời mình, thì tôi sẽ không quên chiều hoàng hôn hôm ấy – hoàng hôn trên Phá Tam Giang.
Phá Tam Giang là một phá nằm trong hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, cách thành phố Huế 15km về phía Bắc, thuộc địa phận của ba huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà - tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phá Tam Giang có độ sâu từ 2m đến 4m, có nơi sâu tới 7m, là nơi hội tụ của 3 con sông lớn là sông Ô Lâu, sông Hương và sông Bồ trước khi đổ ra biển qua cửa Thuận An.
Với diện tích 52 km², dài 24km và 22.000 ha mặt nước, Phá Tam Giang trở thành khu vực đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á.
“Phá Tam Giang chiều ráng đỏ
Màu hoàng hôn buông chơi vơi
Mênh mang mạn thuyền sóng vỗ
Cánh chim tung trời về đâu?”
Tôi đến với Phá Tam Giang vào một buổi chiều hè cuối tháng 7, một chiều xanh trong, ít nắng nhưng không mưa.Màu hoàng hôn buông chơi vơi
Mênh mang mạn thuyền sóng vỗ
Cánh chim tung trời về đâu?”
Vài con thuyền nhỏ len lỏi qua những hàng rào cọc tre
Bầu trời gần đến nỗi hồ như chỉ cần với tay là chạm đến
Chiều hôm ấy, tôi nhận ra rằng, không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều nhà thơ, nhạc sĩ và nhiếp ảnh gia đã đưa hoàng hôn trên Phá Tam Giang vào những sáng tác của mình. Hoàng hôn trên Phá Tam Giang quả thật rất đẹp – một vẻ đẹp lãng mạn như đôi mắt của người thiếu nữ đang yêu, man mác như lời thơ của chàng thi sĩ thất tình, da diết như nỗi nhớ của mối tình đầu, mênh mang như biển cả và thân quen như con sông quê nhà.
Gió lồng lộng như thể muốn len vào từng sợi tóc từng thớ thịt. Chút nắng cuối chiều sóng sánh trên mặt nước, từng giọt từng giọt lấp lánh trong đáy mắt. Sóng từng cơn từng cơn vỗ vào mạn thuyền, khi lăn tăn lặng lẽ, khi vồ vập dỗi hờn.
Và trước mắt tôi, là vài con thuyền nhỏ len lỏi qua những hàng rào cọc tre trên mặt nước rộng lớn mênh mông – hình ảnh biểu trưng cho vùng đầm phá rộng lớn này.
Bình yên. Quả thật, mẹ thiên nhiên luôn biết cách cứu rỗi tâm hồn những con người yêu quý người.
Mãi đắm say trong cảm xúc bình yên, tôi lạc vào một làng chài mang tên Thái Dương Hạ, một làng chài cổ xưa với những nét văn hóa thú vị.
Nếu như ai đó cho rằng đi lạc là điều rủi, thì ngược lại, tôi lại cảm thấy lạc vào Thái Dương Hạ lại là một điều may mắn trong hành trình của mình.
Cụ cũng nhắc thêm, cứ 3 năm một lần, làng lại tổ chức Lễ hội Cầu Ngư rất long trọng vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch.
Đền thờ họ tộc trong làng Thái Dương Hạ
Tạm biệt cụ, tôi theo chân một người dân trong làng để về thành phố
Huế. Rời khỏi làng Thái Dương Hạ cũng là lúc bóng tối dần ôm lấy đầm
phá. Đâu đó trong tâm trí tôi vẫn hiển hiện ánh hoàng hôn trên Phá Tam
Giang với những cảm xúc hoài niệm và bình yên khó tả.Có lẽ, nếu phải tìm lại những khoảnh khắc bình yên nhất và những chiều hoàng hôn đẹp nhất trong cuộc đời mình, thì tôi sẽ không quên chiều hoàng hôn hôm ấy – hoàng hôn trên Phá Tam Giang.
Phá Tam Giang là một phá nằm trong hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, cách thành phố Huế 15km về phía Bắc, thuộc địa phận của ba huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà - tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phá Tam Giang có độ sâu từ 2m đến 4m, có nơi sâu tới 7m, là nơi hội tụ của 3 con sông lớn là sông Ô Lâu, sông Hương và sông Bồ trước khi đổ ra biển qua cửa Thuận An.
Với diện tích 52 km², dài 24km và 22.000 ha mặt nước, Phá Tam Giang trở thành khu vực đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á.